fbpx

Mẹ bầu bị ho – Tuyệt đối phải cẩn thận!

Tháng Ba 17, 2021

Mẹ bầu bị ho có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bà bầu bị ho có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? có thể làm gì khi bà bầu bị ho? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ bầu những thông tin cần thiết cho mẹ bầu khi bị ho, để không ảnh hưởng tới thai nhi, và khắc phục nhanh chóng, hiệu quả.

Ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi khi bà bầu bị ho?

– Ho được coi là dấu hiệu của việc nhiễm khuẩn ở đường hô hấp. Khi bà bầu bị ho, bụng sẽ di chuyển lên xuống mà em bé có thể cảm nhận được. Nhưng với mức độ nhẹ, thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng về thể chất bởi cơn ho của mẹ.

– Biểu hiện ho ở mẹ bầu sẽ dẫn đến cơn tăng co thắt vùng ngực, tăng cảm giác mệt mỏi, đau tức kéo đến tình trạng chán ăn. Mệt mỏi, mất ngủ, suy giảm thể trạng và lâu dài sẽ có gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

– Khi ho kéo dài, và cường độ ho mạnh lên có thể kích thích gây ra các cơn gò tử cung. Dẫn tới động thai sớm hay dọa sinh non với thai kỳ ở những tháng cuối.

Mẹ bầu bị ho

Mẹ bầu bị ho có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Mẹ bầu ho thì phải làm sao?

Ho ở mẹ bầu thường do nhiều nguyên nhân:

-Với ba tháng đầu thai kỳ, việc thay đổi đột ngột nội tiết trong cơ thể khiến mẹ bầu suy giảm miễn dịch, thể trạng yếu. Nên thời kì này mẹ rất dễ nhiễm khuẩn hô hấp và gặp các biểu hiện ho, hắt hơi, sổ mũi…

-Sang tháng thứ 6 của thai kỳ, thai ngày một lớn hơn nhiều cộng 1 số yếu tố nội tiết thay đổi, mẹ bầu sẽ có nguy cơ cao hơn gặp những cơn trào ngược dạ dày-thực quản các cơn ho sẽ có thể gặp thường xuyên hơn.

Nếu cảm thấy khó chịu khi ho và cảm thấy căng cơ xung quanh vùng bụng, mẹ bầu có thể dùng tay để đỡ bụng dưới khi có cơn ho. Dưới đây là một số biện pháp giúp mẹ bầu giảm tình trạng ho hữu hiệu.

Sử dụng các thảo dược trị ho

Một số bài thuốc dùng được trong thai kỳ: Lê hấp đường phèn, Chanh đào ngâm mật ong, tỏi nướng, lá diếp cá ngâm nước vo gạo, lá hẹ hấp đường phèn…

Chanh đào mật ong giải pháp trừ ho hiệu quả.

Lưu ý Khi áp dụng cách trị ho cho bà bầu, các mẹ cần ghi nhớ những lưu ý sau đây để đạt được hiệu quả tốt nhất:

+ Việc sử dụng liệu pháp thảo dược để trị ho ở bà bầu vừa đơn giản dễ làm, lại mang hiệu quả tốt, nhưng cần kiên trì áp dùng liên tục, kiên trì, đều đặn trong một khoảng thời gian ít nhất là 7-10 ngày. Việc dùng ngắt quãng, không thường xuyên khiến ho kéo dài và có thể chuyển sang thể mãn tính, khó chữa, tình trạng bệnh nặng hơn.

+ Tỏi, gừng, quế là những nguyên liệu có thể ảnh hưởng không tốt tớ tới thai nhi. Mẹ bầu cần gia giảm đủ liều lượng, tránh việc lạm dụng gây hại cho bé.

Bà bầu bị ho ngậm siro chanh đào
Bà bầu bị ho ngậm siro chanh đào

Súc họng nước muối

Nước muối có tính sát khuẩn nhẹ, giúp làm sạch hầu họng, và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi nấm, virus…

Mẹ nên tăng cường vệ sinh hầu họng, hay mũi những cửa ngõ tấn công của các tác nhân gây bệnh.

Nước muối mẹ có thể dùng bằng nước muối sinh lý 0.9% mua tại các nhà thuốc để đảm bảo vệ sinh an toàn. Tăng cường hiệu quả thì mẹ nên dùng nước muối được làm ấm để vệ sinh

Tần suất vệ sinh 3-4 lần/ngày, đặc biệt sau khi ra ngoài về.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ hỗ trợ tăng sức đề kháng

Trong chế độ ăn hàng ngày mẹ bầu cần chú ý bổ sung thêm dòng thực phẩm chứa nhiều vitamin C, E, A : Ổi, cam, bưởi, bông cải xanh, dâu tây, kiwi, đu đủ, súp lơ.. các thực phẩm có màu xanh đậm, đỏ đậm, những gia vị có tính  ấm, các dòng thực phẩm thực phẩm nâng cao miễn dịch cơ thể như gừng, hành, tỏi, sả, nghệ. Những thực phẩm có chứa giàu kẽm chẳng hạn ngao, sò, củ cải trắng bồi bổ thể trạng, đẩy lùi bệnh tật.

Tránh dùng những thực phẩm lạnh, thức ăn chiên rán, đồ uống kích thích.

Tăng cường uống nước: Mẹ bầu cần đảm bảo uống đủ 2 – 2,5 lít nước hàng ngày. có thể là nước lọc, nước ép trái cây, canh soup nóng đều giúp giảm ho, thanh nhiệt, tăng cường thể trạng sức khỏe.

Bổ sung thêm vitamin tổng hợp: đặc biệt là sắt đảm bảo thể trạng, miễn dịch cho mẹ bầu và thai nhi.

Bổ sung vitamin khi bầu bị ho
Bổ sung vitamin khi bầu bị ho

Những lưu ý thêm cho mẹ bầu bị ho

Khi ho kết hợp bà bầu bị sốt phải đến ngay bác sĩ để kiểm tra nguy cơ có thể có nhiễm trùng xảy ra.

Chế độ dinh dưỡng, lối sống sinh hoạt hàng ngày để phòng và chữa ho hiệu quả nhất :

+ Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi thoải mái, tránh hoạt động quá sức, hay làm việc căng thẳng, mệt mỏi.

+ Hạn chế lui tới nơi đông người, hay những khu có gió lạnh.

+ Giữ ấm cơ thể bằng tất chân, khăn quàng cổ, có thể kết hợp tinh dầu tràm trong nước tắm.

+ Tạo độ ẩm phù hợp cho không gian trong nhà, thoáng đãng sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc các tác nhân kháng nguyên làm gia tăng kích ứng: lông thú, phấn hoa, bọ nhà…

+ Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý không nên tự ý mua thuốc, sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ, nhất là thuốc kháng sinh.

+ Khi nhận thấy tình trạng các cơn ho kéo dài dai dẳng và cường độ nặng lên đặc biệt khi có kèm theo sốt, có đờm, đau rát họng nhiều, đau ngực, khó thở… cần nhanh chóng tới cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được thăm khám và theo dõi điều trị cụ thể của Bác sĩ chuyên khoa.

+ Ngoài ra mẹ bầu cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Trên đây là một số lưu ý nhỏ cho mẹ bầu, và một số mẹo chữa ho an toàn cho mẹ bầu. Mẹ bầu bị ho cần tuyệt đối áp dụng nhiều biện pháp giúp giảm triệu chứng.
ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).