fbpx

Phát hiện dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Tháng Bảy 28, 2021

Phát hiện các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối để có những phương án xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng thai nhi. Cứ 7 phụ nữ mang thai thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Chính vì thế đừng bỏ qua bài viết với những thông tin có thể giúp ích được cho bạn và người thân nhé. 

Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Tiểu đường thai kỳ là một trong những tình trạng dễ gặp nhất ở phụ nữ mang thai. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường trong thời gian mang thai. Thường bắt đầu vào khoảng tuần thai 24-29 và kéo dài trong suốt quá trình mang thai.

Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối thường là:

+ Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức

+ Luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều lần

+ Sụt cân không rõ nguyên nhân

+ Khó lành các vết thương, vết trầy

+ Nước tiểu có nhiều kiến bâu…

Cơ thể mệt mỏi là một trong những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Cơ thể mệt mỏi là một trong những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Hậu quả tiểu đường 3 tháng cuối kỳ

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh tương đối nguy hiểm đối với mẹ bầu, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối kỳ. 

Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối ảnh hưởng đến mẹ như thế nào?

Mẹ mắc tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối tăng tỷ lệ sinh non, đối mặt với nguy cơ lưu thai, tăng huyết áp, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, các vấn đề liên quan đến thận. Người mẹ còn có nguy cơ gặp các biến chứng cụ thể là: 

+ Cao huyết áp: Mẹ mắc tiểu đường thai kỳ bị tăng huyết áp cao hơn so với thai phụ bình thường. Tăng huyết áp trong thai kỳ gây ra tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não… Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ tiền sản giật lên tới 12%. 

+ Sinh non: Mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sinh non cao hơn phụ nữ mang thai bình thường. Nguyên nhân dẫn đến sinh non là do kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, tăng huyết áp và tiền sản giật.

+ Nhiễm khuẩn niệu: Việc kiểm soát glucose huyết tương không tốt sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu. Việc mất cân bằng glucose huyết tương nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn tới viêm đài bể thận cấp, biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng ối, sinh non…

+ Ngoài ra, mẹ mắc tiểu đường thai kỳ dễ ảnh hưởng đến thận, làm mất chức năng bài tiết. Ảnh hưởng tới thần kinh, thị lực… là những hậu quả của tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ có thể đối mặt. 

Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi

Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi

Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có ảnh hưởng đến thai nhi? Dấu hiệu nguy hiểm 

Đái tháo đường ngoài ảnh hưởng đến mẹ còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi vào giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. 3 tháng đầu thai kỳ thai có thể không phát triển, dễ sảy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh… Còn tiểu đường 3 tháng cuối kỳ có hiện tượng: 

+ Thai to quá mức: hiện tượng thai nhi tăng trưởng quá mức vào 3 tháng cuối kỳ là hậu quả của việc tăng chuyển glucose từ mẹ vào thai, kích thích tuỵ của thai nhi bài tiết insulin chuyển hoá năng lượng quá mức kích thích thai nhi phát triển nhanh.

+ Các bệnh lý ở trẻ sơ sinh: Trường hợp này chiếm 20% ở trẻ sơ sinh có thai kỳ tiểu đường làm hạ glucose huyết tương để lại các bệnh lý chuyển hoá ở trẻ. 

+ Các biến chứng tiểu đường 3 tháng cuối ở trẻ sơ sinh phải để đến như: tăng hồng cầu, gây vàng da, các bệnh liên quan đến đường hô hấp, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về lâu dài…

Lưu ý chăm sóc mẹ bầu khi phát hiện tiểu đường tháng cuối

Làm thế nào để chăm sóc phụ nữ mang thai khi phát hiện tiểu đường thai kỳ là điều rất nhiều người quan tâm. Giai đoạn cuối thai kỳ vô cùng quan trọng, chỉ còn cách 1 bước nữa thôi là mẹ có thể đón em chào đời khỏe mạnh. Vì vậy để kết thúc thai kỳ thuận lợi hãy lưu ý 3 vấn đề sau:

Quản lý lượng đường huyết

Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên để có phương án điều chỉnh và điều trị kịp thời tránh hậu quả nghiêm trọng. Quản lý lượng đường huyết qua chế độ ăn và hoạt động thể chất thường xuyên. Nhiều mẹ có tình trạng tiểu đường thai kỳ nặng cần dùng đến insulin để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. 

Mẹ nên theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên để có phương án điều chỉnh

Mẹ nên theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên để có phương án điều chỉnh

Quản lý chế độ ăn khắt khe

Ăn uống trong thai kỳ cần được quan tâm và thực hiện đúng cách. Phụ nữ có tiểu đường thai kỳ nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi lần ăn chỉ nên ăn một lượng nhỏ để duy trì cân nặng. Đa dạng thực phẩm với đầy đủ chất dinh dưỡng: sắt, acid folic, canxi… Khẩu phần ăn tăng thêm nhiều chất xơ, tránh các thực phẩm, đồ uống nhiều đường. Bổ sung các loại hạt với hàm lượng chất dinh dưỡng cao lại có chỉ số đường thấp. Cần có kế hoạch và thực hiện nghiêm túc vì đây là chế độ ăn rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ.

Quản lý vận động trong giai đoạn cuối thai kỳ

Mẹ mắc tiểu đường thai kỳ nên hoạt động thể chất ở mức độ trung bình theo lời khuyên của bác sĩ nhằm duy trì đường ổn định trong máu. Hoạt động thể chất luôn được khuyến khích duy trì hàng ngày để cải thiện tổng thể sức khỏe của mẹ.

Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh nguy hiểm mà bất cứ người mẹ nào khi mang thai cũng dễ mắc phải. Mẹ bầu không nên chủ quan cũng không nên bỏ lỡ bất kỳ giai đoạn khám thai nào. Khi có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối cần lập tức có phương án điều chỉnh để đảm bảo cả mẹ và con có thể vượt cạn an toàn. 

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).