Những dấu hiệu sắp hết nghén mà mẹ bầu có thể chưa biết
Tháng Tám 9, 2024Có trải qua cảm giác nghén, ốm nghén mới biết thật sự khó chịu đến mức nào. Và lúc đó, mẹ bầu rất muốn nhanh chóng vượt qua thời kỳ ốm nghén để có thể lấy lại sức khỏe và bù đắp dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển tốt. Vậy có những dấu hiệu sắp hết nghén nào mà mẹ phải biết? Mời chị em hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này.
1. Ốm nghén bao lâu thì hết?
Theo thống kê, có đến 80-90% phụ nữ mang thai xuất hiện triệu chứng ốm nghén trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp đặc biệt bị nôn nghén trước khi đến chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Hoặc xuất hiện sau 1-2 tuần sau ngày hành kinh cuối.
Tình trạng ốm nghén có thể trở nên căng thẳng và nặng nề nhất vào khoảng tuần thứ 7 đến tuần thứ 9 của thai kỳ. Sau đó các triệu chứng sẽ giảm dần. Khi đến tuần thứ 14 của thai kỳ thì hầu như ốm nghén sẽ giảm hẳn hoặc chấm dứt.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp ốm nghén ở mức độ nặng nề có thể kéo dài đến hết thai kỳ. Trong trường hợp này mẹ cần đến ngay các bệnh viện chuyên khoa sản để được các bác sĩ tư vấn và can thiệp, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
2. Các dấu hiệu sắp hết nghén ở bà bầu
Nếu mẹ phát hiện thấy một trong những biểu hiện như dưới đây thì rất có thể mẹ chuẩn bị sắp hết nghén nhé, mẹ hãy chú ý tới:
2.1. Những dấu hiệu sắp hết nghén ở bà bầu thông qua giảm cảm giác buồn nôn, nôn mửa
Buồn nôn, nôn là một trong những dấu hiệu rõ nét nhất cho thấy mẹ bị ốm nghén. Nếu như triệu chứng này có xu hướng giảm dần cả về số lượng và mức độ thì rất có thể bà bầu đã đỡ nghén hơn. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ cảm thấy đỡ khó chịu, ăn uống cũng ngon miệng hơn.
2.2. Ngủ ngon giấc hơn cho thấy thời kỳ ốm nghén của mẹ bầu sắp hết
Nếu như mẹ cảm thấy bản thân ngủ ngon hơn, ngủ giấc dài hơn thì đây có thể là dấu hiệu sắp hết nghén. Vì khi giảm cơn nôn, buồn nôn thì dạ dày không bị co thắt nhiều, khiến sức khỏe và tinh thần của bà bầu được tốt hơn. Và nhờ đó có thể cải thiện được giấc ngủ.
Ngoài ra, mẹ bầu bị nôn nhiều có thể gây ra tình trạng đói vào ban đêm, và điều này làm cho giấc ngủ bị “xáo trộn”. Khi mẹ ăn được, ngủ được thì sức khỏe cũng tốt hơn, nâng cao hệ miễn dịch và giúp em bé phát triển tốt hơn.
2.3. Ăn ngon miệng hơn chính là dấu hiệu hết nghén ở bà bầu
Thêm một dấu hiệu khác khi mẹ sắp hết nghén đó là mẹ ăn ngon miệng hơn. Rất nhiều mẹ bầu cũng ngạc nhiên rằng, bỗng chốc mẹ cảm giác thèm ăn, ăn ngon hơn sau thời gian ốm nghén, mệt mỏi. Những cảm giác nôn nao, khó chịu với mùi thức ăn cũng giảm hẳn. Điều này giúp mẹ bầu thấy khoẻ khoắn hơn. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ sắp hết nghén rồi đó nha.
2.4. Tâm trạng vui vẻ, thoải mái
Cảm giác buồn nôn, nôn mửa nhiều lần trong ngày gây ra sự khó chịu, lo lắng, phiền toái. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và công việc.
Tuy nhiên khi các triệu chứng ốm nghén dần hết đi thì công việc và tâm trạng của mẹ bầu cũng thay đổi. Dấu hiệu bớt nghén ngoài việc giúp mẹ khoẻ hơn, ăn uống ngon hơn mà tâm trạng cũng trở nên vui vẻ, thoái mái. Do vậy, khi tâm trạng mẹ cải thiện, mẹ thấy cuộc sống tươi đẹp trở lại thì các dấu hiệu nghén cũng dần biến mất rồi đó nhé.
2.5. Tăng cân biện pháp giúp giảm ốm nghén ở bà bầu
Khi không còn nghén nhiều nữa, mẹ sẽ ăn được nhiều đồ ăn hơn. Vì thế mà khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng được tăng cường. Và điều này dẫn đến sự tăng cân ở mẹ bầu rõ rệt hơn.
Tuy nhiên, chị em đang mang thai cần chú ý không nên tăng cân quá mức. Dù ăn ngon trở lại nhưng mẹ nên ăn uống cân bằng dinh dưỡng, không cần phải ăn quá nhiều, quá no. Bởi chế độ dinh dưỡng không điều độ có thể khiến mẹ tăng cân quá nhanh. Từ đó, gây ra nhiều bệnh lý sản khoa chẳng hạn như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ.
Đặc biệt, nhiều mẹ tăng cân quá nhiều, còn khó khăn cho việc giảm cân sau sinh khiến mẹ tự ti về hình thể của mình….
Xem thêm: Ốm nghén nên ăn gì
Mong rằng qua những dấu hiệu sắp hết nghén như đã trình bày ở trên có thể giúp chị em phần nào giảm sự lo lắng, tăng cường giữ gìn sức khỏe để có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của thai nhi tốt nhất.
Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.
Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai
Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.
THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.
CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).