fbpx

Dấu hiệu dọa sinh non mẹ bầu chớ bỏ qua

Tháng Chín 28, 2020

Phụ nữ có thai cần chú ý đến những dấu hiệu dọa sinh non để phòng tránh sớm tránh nguy hại cho con. Theo Tổ chức Y tế thế giới, sinh non là một cuộc chuyển dạ xảy ra từ tuần 22 đến trước tuần 37 của thai kỳ. Sinh non rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong càng cao khi tuổi thai càng non. Vậy nên, bà bầu cần cảnh giác những dấu hiệu, triệu chứng dọa sinh non

Những triệu chứng, dấu hiệu dọa sinh non thường gặp

Trẻ sinh non hay trẻ sinh thiếu tháng thường chưa hoàn thiện các cơ quan, chức năng của cơ thể một cách hoàn chỉnh. Những trẻ này thường thấp còi, thiếu dưỡng chất . Đặc biêt, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cả sức khỏe lẫn trí tuệ của bé. Do đó, khi có bất cứ dấu hiệu dọa sinh non nào? Mẹ bầu cũng cần đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. ,

Những dấu hiệu dọa sinh non bao gồm:

– Cảm giác gò cứng bụng theo từng cơn hoặc nặng, tức vùng bụng dưới.

– Ra dịch âm đạo: Bao gồm cả dịch nhày hoặc đôi khi lẫn máu

– Vỡ ối hoặc rỉ ối.

Khi có bắt cứ dầu hiện nào mẹ cần tham khảo ngay ý kiến bác sĩ nhé.

Dấu hiệu dọa sinh non
Dấu hiệu dọa sinh non

Cách nhận biết cơn gò chuyển dạ là gì?

Nếu được theo dõi cơn gò tử cung bằng monitoring. Những trường hợp dọa sinh non sẽ cho thấy có các cơn gò tử cung thưa và nhẹ. Kết quả cho thấy có 1 – 2 cơn gò tử cung trong 10 phút hoặc 30 phút quan sát. Lúc này, cổ tử cung có thể còn dài, đóng kín nhưng cũng có thể xóa và mở đến dưới 4cm.

Khi siêu âm để khảo sát độ dài cổ tử cung. Nếu độ dài cổ tử cung dưới 2,5cm thì nguy cơ sinh non của mẹ khá cao. Khi đó, có thể xảy ra tình trạng ối vỡ non và dẫn đến chuyển dạ trong một thời gian ngắn. Đó là bước ngoặt trong cuộc đẻ non. Bởi vì nó làm cho buồng ối bị hở, tăng thêm nguy cơ nhiễm khuẩn.

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Khi có thai trong khoảng thời gian dưới 37 tuần, các mẹ nên chú ý đến những cơn đau bụng hay dịch âm đạo để cần đến bệnh viện kiểm tra. Nhằm được bác sĩ theo dõi và điều trị gấp khi có dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra mẹ bầu nhé.

Sản phụ nào có nhiều nguy cơ dọa sinh non?

Có tới 50% trường hợp sinh non không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, sau đây là một số nguy cơ dẫn tới dọa sinh non mà các mẹ có thể lường trước để phòng tránh được:

Yếu tố về xã hội

– Mẹ khi mang thai dưới 20 tuổi hoặc chênh lệch giữa tuổi mẹ và con so trên 35 tuổi.

– Cân nặng của mẹ thấp hoặc tăng cân kém trong thai kỳ.

– Mẹ phải lao động vất vả trong lúc mang thai.

– Mẹ có sử dụng các chất kích thích: thuốc lá, rượu, cocain…

Do bản thân người mẹ

– Mẹ có các bệnh lý: nhiễm trùng, đặc biệt là viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung.  Mẹ gặp chấn thương trong quá trình mang thai, chấn thương trực tiếp vùng bụng hay gián tiếp do phẫu thuật vùng bụng.

– Do nghề nghiệp: phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, môi trường làm việc căng thẳng.

– Mẹ có các bệnh lý mạn tính: bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận, thiếu máu…

– Tử cung của mẹ bị dị dạng bẩm sinh, cổ tử cung ngắn: chiếm 5% trong các trường hợp sinh non. Nếu gặp phải nguyên nhân này thì nguy cơ sinh non là 40%.

Cổ tử cung ngắn gây triệu chứng dọa sinh non
Cổ tử cung ngắn gây triệu chứng dọa sinh non

– Mẹ đã có tiền sử sinh non: nguy cơ tái phát là 25 – 50%, nguy cơ này càng cao nếu có nhiều lần sinh non trước đó.

– Trong thai kỳ, người mẹ gặp phải một số bệnh lý tiểu đường, cao huyết áp…

– Các vấn đề liên quan đến thai nhi như song thai, đa thai chiếm gần 60% nguy cơ sinh non. Ngoài ra còn các yếu tố: nhau tiền đạo, nhau bong non, đa ối, nhiễm trùng ối cũng đều là những yếu tố có nguy cơ gây sinh non. Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu bị ù tai phải làm sao?

Khi có dấu hiệu dọa sinh non phải làm sao?

Khi có dấu hiệu dọa sinh non, các mẹ cần đến ngay cơ sở y tế tuyến huyện trở lên hoặc bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt. Ở đây, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc ức chế chuyển dạ. Tất cả những thuốc này chỉ có thể kéo dài thai kỳ trong một khoảng thời gian từ 2 – 7 ngày. Đây cũng chính là khoảng thời gian để vận chuyển người mẹ đến cơ sở y tế có phòng hồi sức sơ sinh.

Phụ nữ có thai nằm trong nhóm có nguy cơ dọa sinh non cần hết sức cẩn trọng. Những trường hợp này cần phải được theo dõi thai kỳ chặt chẽ. Họ cần được khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện những dấu hiệu dọa sinh non và xử lý kịp thời. Sau khi đã xác định các yếu tố nguy cơ. Hãy cố gắng để giảm thiếu tối đa các nguy cơ gây ra dấu hiệu dọa sinh non sớm nhất nhé.

Khi có biểu hiện dọa sinh non nên nghỉ ngơi trước sinh sớm
Khi có biểu hiện dọa sinh non nên nghỉ ngơi trước sinh sớm

Các lưu ý cần phòng ngừa sinh non

– Nên nghỉ trước sinh 6 tuần (8 tuần nếu sinh con thứ 3).

– Điều trị các bệnh lý của mẹ như nhiễm độc thai nghén, tiểu đường, nhiễm khuẩn nếu có…

– Phụ nữ có thai cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh cân nặng không đủ hoặc thừa cân. Họ cần được nghỉ ngơi và lao động ở mức độ vừa phải, không quá lao lực. Ngoài ra, trong thực đơn hàng ngày nên cần bổ sung thêm sắt và acid folic để tránh tình trạng thiếu máu dẫn đến sinh non.

– Giữ tinh thần thoải mái trong suốt thai kỳ, tránh buồn bực lo lắng kéo dài.

Tổng đài tư vấn sức khỏe thai kỳ: 1800.0016

Sinh non không chỉ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ mà còn tác động rất lớn đến sức khỏe của mẹ. Mong rằng, những thông tin trên đây đã giúp cho mẹ nhận biết những nguy cơ dấu hiệu dọa sinh non và phải làm gì tốt nhất khi gặp phải tình trạng đó nhé!

Mẹ có thể xem thêm chủ đề: Bổ sung sắt sau sinh

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).