fbpx

Chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối phải làm thế nào?

Tháng Mười Hai 22, 2017

Trong suốt thai kỳ, thai phụ thường gặp rất nhiều triệu chứng khó chịu. Trong đó có hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối. Nó làm nhiều mẹ bầu cảm thấy sợ hãi, lo mình bị bệnh nặng, sợ thai nhi bị ảnh hưởng. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các nguyên nhân và cách khắc phục cho mẹ bầu trong quá trình mang thai.

Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối

– Chóng mặt do thiếu máu

 Khi thiếu máu, bạn sẽ có ít hồng cầu để cung cấp oxy cho não và các cơ quan khác. Kết quả, bạn sẽ xuất hiện dấu hiệu chóng mặt. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân chính gây thiếu máu. Bạn cần được cung cấp đầy đủ sắt thông qua thực phẩm và viên uống trong suốt thai kỳ.

 

Chóng mặt khi mang thai tháng cuối phổ biến ở bà bầu
Chóng mặt khi mang thai tháng cuối phổ biến ở bà bầu.

– Chóng mặt do hay nằm ngửa

Trong 3 tháng cuối thai kỳ , sự phát triển của thai có thể làm chậm quá trình tuần hoàn máu ở đôi chân mẹ, do trọng lượng thai gây áp lực nên các động mạch chủ và các mạch ở khung xương chậu của người mẹ.

Nằm thẳng lưng là tư thế khiến rắc rối trên thêm nghiêm trọng. Khoảng 8% thai phụ trong 3 tháng cuối  phải đối mặt với tình trạng: Khi nằm ngửa, nhịp tim tăng lên, huyết áp giảm và họ cảm thấy choáng váng, khó chịu, buồn nôn cho đến khi họ thay đổi vị trí.

– Thiếu dinh dưỡng gây ra chóng mặt

Khi bị đói , bạn có thể bị hạ đường huyết – chứng bệnh khiến bạn bị hoa mắt, thậm chí là ngất. Dấu hiệu này càng dễ xảy đến khi bạn mang thai. Thiếu nước trong có thể cũng gây nên ảnh hưởng tương tự.

Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức hoặc lúc hoạt động mạnh. Để tránh bị hạ đường huyết, bạn nên duy trì những bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong ngày bên cạnh 3 bữa chính. Tuyệt đối không nên để cơ thể bạn bị đói lả.

 

Uống đủ nước và ăn đủ chất giúp giảm chóng mặt khi mang thai
Uống đủ nước và ăn đủ chất giúp giảm chóng mặt khi mang thai.

– Chóng mặt do đứng dậy quá nhanh

Khi ngồi, máu trong cơ thể dồn ứ ở phía bàn chân và bắp chân. Khi đột ngột đứng dậy, lượng máu ở chân chưa di chuyển kịp lên tim khiến huyết áp giảm đột ngột, gây choáng váng. Nên tránh tư thế đứng khi bạn vừa rời khỏi giường. Nếu nằm, bạn nên trở dậy từ từ, sau đó, bạn nên đứng im một chỗ trong vòng ít phút.

Nếu phải đứng  trong thời gian dài, bạn nên tìm cách di chuyển đôi chân để duy trì sự tuần hoàn ở chân. Tránh mặc quần bó khít sẽ giúp máu lưu thông đến phần dưới cơ thể tốt hơn. Xem thêm: Chóng mặt khi mang thai.

Chóng mặt khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không ?

Cảm giác chóng mặt khi bị đói hay khi đứng dậy quá nhanh thường không đáng lo ngại. Bạn nên đi khám nếu bị chóng mặt liên tục, hoa mắt nặng.

Chóng mặt có thể khiến bà bầu dễ bị ngã gây ra những tổn thương cho mẹ và bé. Nếu hay bị chóng mặt bạn nên dừng lái xe để tránh tai nạn.

Các biện pháp khác giúp giảm chóng mặt khi mang thai tháng cuối

Nếu bạn hay thấy mắt hoa, nên dự trữ vài gói bánh quy trong túi xách. Ngoài ra, không bao giờ để cơ thể mất nước, nên uống đủ nước, tránh những loại nước gây tiểu nhiều (như caffein trong trà, cafe và rượu).

Kết hợp đồ ăn giàu chất sắt với đồ ăn giàu vitamin C để phòng chứng thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt khi bạn mang đa thai hoặc mang bầu lần hai chỉ cách lần thứ nhất khoảng 1 năm.

[Xem thêm: Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu ]

Thuốc điều trị thiếu máu thiếu sắt dành cho phụ nữ mang thai
Safoli– Thuốc điều trị thiếu máu thiếu sắt dành cho phụ nữ mang thai.

Cố gắng không để cơ thể quá nóng. Nên mặc áo nhiều lớp, vì bạn có thể cởi bỏ lớp bên ngoài nếu thấy nóng. Nếu trời nóng, nên uống đủ nước, sử dụng quạt điện hoặc máy điều hòa, vẩy nước mát lên mặt và tay.

Không tắm bằng nước nóng quá và nên thận trọng nếu đang tắm mà thấy hoa mắt. Nếu dấu hiệu này xảy ra, nên ngừng tắm và ngồi nghỉ ít phút trước khi bước ra khỏi phòng tắm. Nên nhờ người thân giúp đỡ, nếu có thể.

Hệ tuần hoàn sẽ chậm lại nếu bạn đứng (hoặc ngồi) lâu ở cùng một vị trí. Nếu công việc của bạn liên quan tới đứng lâu, nên đu đưa lần lượt từng bên chân một; ngồi khi có thể hoặc đi bộ đôi chút để kích thích tuần hoàn. Không đứng bắt chéo chân.

 

giảm đau đầu chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn nên tránh nằm ngửa (bởi lúc này bào thai đã chèn lên các mạch máu lớn của mẹ, tạm thời ngăn cản hệ tuần hoàn). Điều này không chỉ gây hoa mắt, chóng mặt, xanh xao mà còn làm giảm cung cấp oxy cho bào thai, dù chỉ là tạm thời. Nên nằm nghiêng. Nếu muốn ngồi dậy, nên ngồi dậy từ từ.

Hy vọng với những thông tin trên, mẹ bầu đã tìm ra được những phương pháp giúp làm giảm hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối để có thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm: Bà bầu bị thiếu máu.

Các bạn có thể liên hệ đến số  tổng đài miễn cước : 1800.0016 để được nhân viên tư vấn của công ty chúng tôi cung cấp thêm những kiến thức về chăm sóc phụ nữ có thai  và lựa chọn những sản phẩm bảo vệ sức khỏe một cách tối ưu nhất nhé.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).