Mách mẹ 10 cách giảm nghén cực hay và hiệu quả cho mẹ bầu
Tháng Bảy 16, 2024Tình trạng ốm nghén trong thai kỳ khá thường gặp trong quá trình mang thai 3 tháng đầu. Vậy làm sao, có cách giảm nghén nào hiệu quả giúp mẹ bầu vượt qua giai đoạn ốm nghén tốt nhất. Mời mẹ bầu xem chi tiết ngay trong bài đăng dưới đây.
Top 10 cách giảm nghén hiệu quả mẹ bầu nên biết
Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn khá nhạy cảm. Ở giai đoạn này, rất nhiều mẹ bầu gặp tình trạng buồn nôn, mệt mỏi … hay còn gọi là ốm nghén. Tình trạng ốm nghén mang lại rất nhiều những ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ bầu. Vậy làm sao để loại bỏ tình trạng khó chịu này. 10 cách giảm nghén sau đây mẹ bầu nên xem nhé.
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Một trong những phương pháp giảm nghén hiệu quả đến từ chế độ ăn uống. Việc ăn uống đúng cách không chỉ giúp mẹ bầu khoẻ mạnh mà còn giảm bớt triệu chứng ốm nghén rõ rệt.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học. Các nhóm thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, các thực phẩm giàu sắt và omega 3 (các loại cá, thịt bò, chuối, táo, bánh mì nướng…) là một gợi ý tốt.
Để giảm bớt tình trạng ốm nghén, mẹ bầu nên chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày. Không nên ăn quá nhiều 1 lúc, tranh việc dạ dày làm việc quá tải hay để dạ dày rỗng quá lâu. Điều này mẹ sẽ thấy giảm bớt tình trạng nôn ói hiệu quả. Ngoài ra, em bé trong giai đoạn này rất nhỏ, thai lớn nhờ nội tiết nên mẹ đừng áp lực việc phải ăn nhiều mẹ nhé.
Ngoài ra, các thực phẩm có vị chua giúp giảm ốm nghén khá hữu hiệu. Các món canh chua như canh sấu, me… giúp mẹ bầu dễ ăn hơn. Ngoài ra, các hoa quả giàu vitamin c như dâu tây, kiwi, cam bưởi rất tốt cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, các loại thức ăn nhanh, đồ uống có cồn, chất kích thích mẹ nên hạn chế, tránh xa. Bởi nhóm các thực phẩm này có thể khiến tình trạng ốm nghén của mẹ bầu nặng nề hơn.
2. Top 10 cách giảm nghén cực nhạy cho bà bầu – Sử dụng gừng
Gừng có thể giúp làm giảm sự nhạy cảm của khứu giác của bà bầu trong thời kỳ ốm nghén. Từ đó, nó giúp làm giảm tần suất nôn mửa hoặc buồn nôn.
Có nhiều cách sử dụng gừng giúp mẹ bầu giảm ốm nghén hiệu quả. Chẳng hạn như uống trà gừng hay cho thêm gừng vào các món ăn. Ngoài ra, mẹ bầu có thể uống nước gừng pha với mật ong hay làm món sấu ngâm gừng hoặc me ngâm với gừng…
3. Hạn chế đói bụng giúp giảm nghén hiệu quả
Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng nếu cứ thường xuyên nôn nghén ra hết đồ ăn thì không cần ăn nữa. Thế nhưng suy nghĩ này không hề đúng và còn có thể gây hại cho chính sức khỏe của mẹ bầu. Bởi nếu để đói bụng kéo dài có thể làm cho tình trạng ốm nghén sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, dù đang chán ăn thì mẹ bầu cũng nên mỗi lần một chút một. Ăn nhiều bữa nhỏ, tránh để dạ dày rỗng làm cho tình trạng ốm nghén ngày càng nặng hơn.
4. Không ăn đồ rán xào, món ăn nhiều chất béo
Thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, xào rán có thể gây hại rất lớn cho hệ tiêu hóa. Điều này vừa không tốt cho tình trạng ốm nghén, hơn nữa còn làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh lý mạn tính. Chẳng hạn như các bệnh lý tiểu đường, huyết áp cao, xơ vữa động mạch.
Do vậy, chị em đang ốm nghén cần hạn chế hết mức việc tiêu thụ các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, chị em nên ăn tăng cường các món canh, món luộc hoặc hấp.
5. Hạn chế tâm lý căng thẳng – Mẹo hay giúp giảm ốm nghén cho bà bầu
Quá căng thẳng, mệt mỏi và áp lực cho thể khiến cho tình trạng nôn và ốm nghén của bà bầu trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Ngoài ra, căng thẳng cũng là nguyên nhân làm cho sức khỏe của mẹ bầu trở nên yếu hơn. Điều này, thực sự không tốt cho sự phát triển của em bé.
Do vậy, việc áp dụng các biện pháp điều chỉnh tâm lý, giải tỏa căng thẳng cho bà bầu là điều hết sức cần thiết. Mẹ bầu nên thường xuyên nghe nhạc nhẹ, đọc sách báo hoặc xem phim hài để giải trí.
Ngoài ra, việc gặp gỡ bạn bè hoặc những người thân yêu để tâm sự, trò chuyện cũng là cách hay giúp giảm stress, căng thẳng. Hoặc về nhà thăm bố mẹ, cũng là một gợi ý tốt.
Đơn giản hơn, mẹ bầu có thể làm bất kỳ điều gì mà bản thân mình cảm thấy thích thú. Điều này giúp mẹ giảm stress, thư giãn cơ thể và giảm bớt phiền lo trong cuộc sống.
6. Thường xuyên tập luyện hạn chế cơn ốm nghén
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng là cách giúp bà bầu giảm nghén hiệu quả. Bên cạnh đó phương pháp này còn hỗ trợ bà bầu tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nhiễm khuẩn có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra, vận động thường xuyên còn cải thiện được tinh thần của bà bầu, giúp tâm lý đỡ căng thẳng, cảm thấy thoải mái hơn. Nhờ đó mà cũng nâng cao chất lượng giấc ngủ ở phụ nữ có thai, tăng cường sức khỏe tổng thể và hạn chế ốm nghén.
7. Ăn nhẹ trước khi đi ngủ
Mẹ bầu có thể ăn nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Đây cũng là cách giúp mẹ bầu có thêm năng lượng vào ban đêm. Từ đó, hạn chế mệt mỏi sau một ngày ốm nghén. Và đồng thời, đây cũng là cách duy trì lượng đường huyết ổn định, giúp bà bầu dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Tuy nhiên, mẹ bầu nên chọn những loại thực phẩm dễ dàng tiêu hóa để tránh đầy bụng trước khi đi ngủ. Ngoài ra mẹ không nên uống quá nhiều nước vì có thể phải tỉnh giấc giữa đêm để đi tiểu nhiều lần.
8. Súc miệng thường xuyên giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng ốm nghén
Các chuyên gia khuyến cáo rằng mẹ bầu không nên nuốt nước bọt quá nhiều. Bởi vì, tình trạng này có thể làm tăng cảm giác nôn mửa, ốm nghén. Trong thời kỳ thai nghén, mẹ nên nhổ nước bọt nhiều lần để hạn chế số lần buồn nôn trong ngày. Mẹ cũng nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý để bảo vệ răng tránh khỏi tác hại của axit dịch vị dạ dày khi bị nôn nhiều.
9. Nghỉ ngơi đầy đủ
Ốm nghén khiến cho hầu hết các bà bầu rơi vào trạng thái mệt mỏi, tâm lý căng thẳng và chán chường. Do vậy, mẹ bầu cần tăng cường thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và hạn chế lao động quá sức.
Hàng ngày, mẹ nên ngủ đủ từ 7-8 giờ để tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, ngủ đủ giấc giúp thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Do vậy, nếu mẹ thấy quá bận bịu việc gia đình hay công việc quá áp lực mẹ nên trao đổi và giảm bớt. Điều này sẽ giúp sức khoẻ mẹ tốt lên và tình trạng ốm nghén cũng giảm đi.
10. Uống đủ nước giúp mẹ bầu không còn ốm nghén
Tình trạng ốm nghén kéo dài có thể dẫn đến tình trạng bị thiếu nước hoặc mất nước ở mẹ bầu. Chính vì thế, việc uống đủ nước cho mẹ bầu rất quan trọng. Mẹ nên uống ít nhất khoảng 1.5 lít nước mỗi ngày để bù lại nước đã bị mất đi. Ngoài ra, việc uống đầy đủ nước cũng giúp mẹ bầu xua tan cảm giác mệt mỏi. Từ đó, hạn chế suy nhược cơ thể trong thời kỳ đang bị thai nghén hiệu quả.
2. Cách giảm nghén bằng thuốc, thực phẩm chức năng cho bà bầu
Bên cạnh 10 cách giảm nghén hiệu quả được đề cập ở trên. Mẹ bầu ốm nghén nặng có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ sản khoa để dùng thuốc các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng giảm nghén.
Bên cạnh các mẹo giảm nghén thì việc mẹ bầu chuẩn bị sức khoẻ tốt trước khi mang thai là vô cùng quan trọng. Việc bổ sung đủ vitamin, sắt, canxi, dha trước khi mang thai sẽ giúp mẹ giảm ốm nghén rõ rệt. Rất nhiều bà bầu cho biết rằng, khi bổ sung vi chất trước khi mang thai 3-6 tháng, tình trạng ốm nghén giảm hẳn so với những lần mang thai trước đó. Chứng tỏ sức khoẻ, dinh dưỡng trước khi thả bầu là vô cùng quan trọng.
Trên đây, chính là một số cách giảm nghén cực hay, hiệu quả được nhiều mẹ bầu chia sẻ. Hy vọng những cách giảm ốm nghén này giúp mẹ bầu vượt qua giai đoạn 3 tháng đầu 1 cách dễ dàng nhất. Chúc các mẹ bầu khoẻ mạnh!!!!
Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.
Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai
Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.
THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.
CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).