fbpx

Tại sao cần bổ sung sắt sau sinh mổ?

Tháng Tám 13, 2020

Mẹ bầu sinh mổ thường lâu hồi phục do vết thương mổ lâu lành và nguy cơ nhiễm trùng hậu sản, băng huyết cao. Để cơ thể hồi phục tốt nhất, bên cạnh việc nghỉ ngơi điều độ thì dinh dưỡng trong thời điểm này cần được chú trọng. Việc bổ sung sắt sau sinh mổ giúp vết thương nhanh lành, đảm bảo đủ lượng máu, cung cấp thành phần sắt trong sữa cho trẻ sơ sinh bú mẹ.

Bổ sung sắt sau sinh mổ có cần thiết?

Bổ sung sắt sau sinh là khuyến cáo từ bộ y tế. Bởi tỷ lệ mẹ sau sinh bị thiếu máu, thiếu sắt hiện tại là khá cao. Tại Việt Nam năm 2010 tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt sau sinh 28,8%. Ngoài ra, sắt có vai trò rất quan đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Cụ thể bao gồm:

Sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu sau sinh mổ

Với nhiều nguy cơ có thể xảy đến sau sinh mổ nhất là băng huyết, thiếu máu thì việc bổ sung sắt sau sinh mổ là điều cần thiết. Phần lớn sắt trong cơ thể nằm trong máu. 70% lượng sắt tham gia cấu tạo hemoglobin của hồng cầu( hồng huyết cầu). 3%-5% có trong myoglobin có trong bắp thịt. 5%-10% có trong các enzym tham gia hoạt động hô hấp của sinh vật sống.

Bổ sung sắt ngăn ngừa thiếu máu sau sinh
Bổ sung sắt ngăn ngừa thiếu máu sau sinh

Trong quá trình sinh nở, đặc biệt là sinh mổ, lượng máu bị mất đi lớn, có những trường hợp chảy máu ồ ạt dẫn đến băng huyết gây nguy hiểm cho mẹ. Sự sụt giảm lượng máu làm giảm lượng kháng thể, tiểu cầu, bạch cầu trong cơ thể. Điều đó khiến mẹ dễ mắc các bệnh lây truyền. Lượng máu thiếu hụt sau sinh mổ gây khó khăn trong hô hấp, không vận chuyển được các chất dinh dưỡng đến cơ quan, gây rối loạn tuần hoàn máu và suy giảm miễn dịch.

Các mẹ cần sử dụng các thực phẩm và viên uống giàu các thành phần tạo máu như sắt, acid folic… để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu sau sinh.

Bổ sung sắt sau sinh mổ giúp vết mổ mau lành sẹo

Sắt trong hỗ trợ chuyển beta-caroten ( tiền vitamin A) thành vitamin A. Vitamin A hỗ trợ vết thương mau lành thông qua việc kích thích tổng hợp collagen và đa dạng hóa các nguyên bào sợi, đồng thời giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Trong các loài thực vật như bí ngô, đu đủ… thường giàu vitamin A nhưng tồn tại dưới dạng tiền vitamin A. Khi được hấp thu vào cơ thể, sắt hỗ trợ chuyển chúng thành vitamin A có tác dụng.

Bên cạnh đó, sắt, acid folic.. các yếu tố liên quan đến tạo máu khi được cung cấp đủ sẽ đảm bảo lượng máu dồi dào sung túc. Máu giúp vận chuyển protein, vitamin, oxy cùng khoáng chất đến các vị trí các mô bị tổn thương để nuôi dưỡng nó. Chất đạm ( protein) được máu vận chuyển chính là nguyên liệu quan trọng để tạo các tế bào mới làm lành vết thương.

Vết mổ mau lành sẹo và chắc chắn là vấn đề quan trọng đối với sinh mổ. Rủi ro nguy hiểm nhất trong sinh mổ là rạn, bục vết mổ gây chảy máu, nhiễm trùng, đau đớn, tổn thương tử cung. Vị trí mổ là eo tử cung cũng chín là phần yếu của tử cung. Việc vết mổ nhanh lành và chắc chắn giúp đảm bảo an toàn cho quá trình phục hồi và tử cung khỏe mạnh để mang thai trong những lần tiếp theo.

Sắt làm giàu nguồn sữa mẹ

Các mẹ sau khi sinh được bổ sung sắt không chỉ đảm bảo dưỡng chất cơ thể màu còn đảm bảo dưỡng chất cho bé. Trẻ sơ sinh được bổ sung dinh dưỡng thông qua việc bú mẹ. Sữa của mẹ là nguồn giàu dinh dưỡng nhất và an toàn cho bé. Sắt trong sữa giúp bé đảm bảo đủ nhu cầu sắt, phát triển trí tuệ đầy đủ từ khi chào đời và ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu ở trẻ sơ sinh.

Bổ sung sắt sau sinh làm giàu nguồn sữa mẹ
bổ sung sắt sau sinh làm giàu nguồn sữa mẹ

Nguy cơ gặp phải sau sinh mổ

Do hoàn cảnh hoặc nhu cầu xã hội thì nhiều mẹ bầu lựa chọn phương pháp sinh mổ. Sinh mổ được thực hiện theo đúng quy trình của bộ y tế. Việc này đảm bảo quá trình phẫu thuật thành công và không gây nguy hiểm gì cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, vẫn có một số biến chứng sau sinh mổ có thể sảy ra. Vì thé, thai phụ cần nắm rõ, phòng tránh nguy hiểm có thể xảy ra. Ví dụ như:

Băng huyết thiếu máu sau sinh

Mẹ bầu sinh mổ sẽ bị mất một lượng máu lớn. Nếu chảy máu ồ ạt trong giai đoạn phẫu thuật sẽ gây hiện tượng băng huyết. Và nguy cơ thiếu máu sau sinh là rất cao nếu không được can thiệp kịp và cung cấp đủ các yếu tố tạo máu như acid folic, sắt…

Nguy cơ băng huyết sau sinh mổ rất cao
Nguy cơ băng huyết sau sinh mổ rất cao

Biến chứng sau sinh mổ – Nhiễm trùng sau sinh mổ

Trước khi phẫu thuật mẹ được dùng kháng sinh để phòng chống nhiễm khuẩn nhưng một vài trường hợp vẫn xảy ra nhiễm trùng. Có 3 loại nhiễm trùng phổ biến sau sinh mổ là nhiễm trùng nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi gặp các dấu hiệu nhiễm trùng  là chảy nhiều máu, có mùi hôi, đau rát hoặc sốt thì các mẹ cần được đưa đến gặp bác sĩ để can thiệp kịp thời.

Đau đớn sau sinh mổ

So với sinh thường chỉ sau vài ngày là hết cảm giác đau thì với sinh mổ, các mẹ sẽ đau khoảng 2 đến 3 tuần và phải sử dụng các thuốc giảm đau trong suốt thời gian này. Các mẹ sau sinh mổ hay trường hợp đau lưng, có khi đau cả năm trời. Một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng này là việc gây tê tủy sống trong quá trình phẫu thuật.

Các nguy cơ khác như : Dính ruột, tử cung yếu, sẹo mổ bị bục.

Lưu ý chăm sóc bà mẹ sau sinh mổ hiệu quả nhất

Bên cạnh việc bổ sung sắt cho mẹ sau sinh mổ. Thì chế độ chăm sóc sau sinh cũng vô cùng quan trong. Các anh chồng và sản phụ có thể thõi dõi thêm các nội dung sau.

Không ăn quá no sau sinh mổ

Sau mổ nhu động ruột chậm, dạ dày bị ức chế khiến việc tiêu hóa khó khăn. Các mẹ chỉ nên ăn cháo loãng để tiêu hóa. Tránh ăn thức ăn khó tiêu, ăn đầy bụng bị đầy hơi, táo bón, khó tiêu. Sau khi đánh hơi mới có thể ăn thoái mái như sản phụ bình thường.

Không năm liên tục sau sinh 24 giờ

Sau mổ mặc dù rất đau. Tuy nhiên, sản phụ không vì thế mà nằm liên tục suốt 24h đồng hồ. Bởi nước ối, sản dịch còn xót lại có thể bị tích tụ ở tử cung. Do đó, mẹ nên đi lại nhẹ nhàng để cho máu lưu thông và dạ con co bóp tốt để tống sản dịch ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, phòng tránh dính ruột, dính nội tại sau quá trình sinh mổ. Do vậy, sau sinh 12h, bác sĩ luôn khuyến khích mẹ nên tập đi lại nhẹ nhàng.

Tránh nằm ngửa duỗi thẳng

Khi hết thuốc tê, vết mổ sẽ rất đau, việc nằm khiến tử cung co bóp, duỗi thẳng làm kéo căng vết mổ gây đau đớn. Để đỡ đau mẹ có thể nằm nghiêng hoặc lựa chọn tư thế thích hợp cho đỡ đau. Ngoài ra, nhờ người thân hỗ trợ để cho bé ti mẹ.

Sau sinh mổ không nên nằm ngửa
Sau sinh mổ không nên nằm ngửa

Không để cơ thể nhiễm lạnh trong tháng đầu

Sau sinh cơ thể rất yếu, các mẹ không nên ra gió hay tắm lạnh trong thời điểm này. Yếu tố hàn sẽ xâm nhập sâu vào trong cơ thể. Theo như đông y là chứng “ hàn tà nhập lý”, hàn khí ngưng đọng tại đó, gây các bệnh lâu ngày như viêm phổi, xương khớp.

Không vận động nặng sau mổ 3 tháng đầu

Vận động nặng trong 3 tháng đầu làm cơ thể mẹ mất sức và vết mổ dễ rách. Do vậy, sau sinh mẹ chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh cúi, ngồi xổm hoặc bê vác vật nặng.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Chế độ dinh dưỡng đủ dưỡng chất và đa dạng là cần thiết để phục hồi sau sinh. Các mẹ nên sử dụng các loại thực phẩm bổ sung sắt, canxi, vitamin. Chẳng hạn như gan, cá, rau xanh, quả có màu đỏ…

Tuy nhiên, cần đảm bảo an toàn các thực phẩm nên được nấu chín trước khi sử dụng. Và nên ăn các mon hấp luộc để giữ được dưỡng chất tốt hơn. Đặc biệt, sau sinh cơ thể thiếu máu nhiều sau quá trình sinh nở, đặc biệt sinh mổ. Do vậy, bổ sung sắt là vô cùng cần thiết. Nó giúp cơ thể mẹ hồi phục nhanh và tránh mệt mỏi, trầm cảm sau sinh.

Trên đây, chính là một số thông tin chia sẻ giải đáp câu hỏi “tại sao sau sinh mổ cần bổ sung sắt”. Bên cạnh đó, benhthieumau chia sẻ mẹ cách bổ sung sắt và các dưỡng chất phù hợp. Hy vọng các kiến thức nào hữu ích cho mẹ bỉm của chúng ta. Chúc các mẹ bỉm luôn hạnh phúc, vui vẻ.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).