fbpx

Nỗi khổ bị trĩ khi mang bầu không chỉ riêng ai

Tháng Tám 26, 2021

Bị bệnh trĩ khi mang bầu là nỗi ám ảnh âm thầm nhưng dai dẳng của không ít mẹ bầu. Chứng bệnh “khó nói” này khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, dễ bị stress ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất. Bệnh trĩ khi mang bầu: Nỗi khổ không chỉ riêng ai.

Bị trĩ khi mang bầu có sao không?

Bệnh trĩ ở bà bầu là tình trạng bệnh lý thường gặp trong thai kỳ đặc biệt là 3 tháng cuối kỳ. Bệnh trĩ là tình trạng tĩnh mạch bị sưng ở hậu môn và trực tràng, xảy ra chủ yếu vào 3 tháng cuối thai kỳ khi tử cung quá lớn gây áp lực lên các tĩnh mạch.

Bị trĩ khi mang bầu thường gặp ở giai đoạn 3 tháng cuối

Bị trĩ khi mang bầu thường gặp ở giai đoạn 3 tháng cuối

Bệnh trĩ thường gây đau, khó chịu, cũng có thể gây ngứa, ngứa râm ran bên ngoài hậu môn. Nặng thì bị chảy máu, đặc biệt là trong và sau khi đi đại tiện. 

Bệnh trĩ là một kích thích không mong muốn khi mang thai. Tin tốt là bệnh này thường không có hại cho sức khỏe của mẹ và bé ngoài việc gây một số cảm giác khó chịu ở vùng hậu môn. Trong quá trình chuyển dạ, việc dùng sức rặn mạnh có thể làm tình trạng bệnh trĩ thêm trầm trọng tuy nhiên thường biến mất sau khi sinh.

Một số người phụ nữ có thể lần đầu bị trĩ khi mang thai, một số người có tiền sử đã bị bệnh trước đây có khả năng cao tái bệnh hoặc bệnh trở nặng hơn khi mang thai.

Nguyên nhân bị trĩ khi mang bầu

Trong khi cơ thể đang đang trải qua nhiều thay đổi về thể chất khi mang thai, bị trĩ khi mang thai là kích thích không hề mong muốn. 

+ Khi thai nhi lớn dần lên, tử cung sẽ lớn hơn, gây sức ép và đè vào xương chậu. Sự tăng trưởng này gây áp lực vào xương chậu, đặc biệt là tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng, khiến các tĩnh mạch này sưng và gây đau đớn cho mẹ

+ Khi mang thai nồng độ Hormone Progesterone tăng lên góp phần gây ra bệnh trĩ, làm giãn thành mạch và làm chúng bị sưng lên.

+ Thể tích máu khi mang thai tăng lên gây giãn tĩnh mạch cũng là nguyên nhân góp phần gây bệnh trĩ khi mang thai.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở mẹ bầu

+ Mẹ bị táo bón khi mang thai, dùng sức rặn thường xuyên khi đi ngoài

+ Kích thước thai nhi tăng quá nhanh và đột ngột.

+ Ngồi 1 chỗ hoặc đứng quá lâu trong 1 thời gian dài.

Lời khuyên: Mẹ bầu nên sử dụng nhiều hơn thực phẩm giàu chất xơ trong bữa ăn hàng ngày. Các thực phẩm giàu xơ đến từ trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Ngoài ra mẹ bầu chú ý uống đủ lượng nước mỗi ngày và không được nhịn đi đại tiện. 

Mẹ bầu nên sử dụng nhiều hơn thực phẩm giàu chất xơ trong bữa ăn hàng ngày

Mẹ bầu nên sử dụng nhiều hơn thực phẩm giàu chất xơ trong bữa ăn hàng ngày

Cố gắng vận động thường xuyên, không đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài. Khi nằm nên nằm nghiêng để giảm áp lực xuống tĩnh mạch trực tràng. Chỉ cần chú ý và thay đổi những chi tiết nhỏ thôi thì mẹ sẽ hạn chế được khả năng mắc bệnh trĩ khi mang thai đấy.

Bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không?

Nhìn chung bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến mẹ bầu và thai nhi, vì vậy bị trĩ khi mang thai hoàn toàn có thể sinh thường được. Trong trường hợp trĩ sưng quá to gây đau đớn, mẹ không thể đi đại tiện được thì cần phải can thiệp các phương pháp phẫu thuật cắt bỏ. Thời gian sau sinh ít nhất 6 tuần mẹ mới có thể cắt trĩ khi mà các mô cơ ở hậu môn đã trở lại hoạt động bình thường. 

Lúc này bác sĩ sẽ giúp đánh giá mức độ và chọn phương pháp điều trị thích hợp cho tình trạng bệnh trĩ của mẹ bầu.

Một số trường hợp ngoại lệ cần phải xử lý búi trĩ trước hoặc ngay khi sinh

+ Mẹ bầu bị trĩ ngoại tắc mạch: Đây là trường hợp cần phẫu thuật cấp cứu, cắt trĩ. Tuy nhiên trường hợp bị trĩ ngoại tắc mạch trên bà bầu chỉ nên thực hiện vô cảm bằng biện pháp gây tê tại chỗ. Gây tê tại chỗ giúp xử lý tốt trĩ tắc mạch và không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu gây tê tủy sống có thể gây nên những ảnh hưởng đến thai nhi, tăng khả năng sảy thai hoặc đẻ non. Trường hợp bệnh nặng cần phải hội chuẩn giữa bác sĩ sản khoa và bác sĩ ngoại tiêu hóa để đưa ra phương án tốt nhất.

Bị trĩ khi mang bầu có sinh thường được không?

Bị trĩ khi mang bầu có sinh thường được không?

+ Khi bị trĩ chảy máu độ IV: Với trường hợp chảy máu, bác sĩ sẽ dùng các biện pháp can thiệp xử trí tạm thời: sử dụng thuốc co mạch, tăng sức bền thành mạch như Daflon – hiện chưa có ghi nhận gây ảnh hưởng đến thai nhi, bà bầu được phép sử dụng; thuốc giảm đau, cầm máu; hướng dẫn bệnh nhân ngâm nước ấm… để giúp co bóp túi trĩ và cầm máu. Sau khi sinh bác sĩ sẽ có phương án xử lý búi trĩ cho bệnh nhân.

Bệnh trĩ là căn bệnh gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Chưa kể bị trĩ khi mang bầu lại càng gây khó chịu cho mẹ. Nên chủ động phòng ngừa, khám và chẩn đoán sớm phát hiện dấu hiệu của bệnh trĩ. Từ đó có phương án điều trị làm giảm nguy cơ trĩ tiến triển nặng, rất khó can thiệp khi mang bầu.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).