fbpx

Bị cảm cúm trong 3 tháng đầu có nguy hiểm gì không?

Tháng Năm 16, 2021

Bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ. Ngoài sứt môi hở hàm ếch thì suy thận cũng là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với bé khi chào đời. Vậy phải làm gì khi bà bầu bị cúm, cách đề phòng là gì, mời các mẹ cùng theo dõi bài viết!

Bà bầu bị cảm cúm khi mang thai có nguy hiểm không?

Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm do nhiễm virus gây ra, có 3 type có thể gây bệnh ở người bao gồm cúm A, B, C.  Cảm cúm lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp qua đường tay, miệng. Người mẹ khi mang thai do sức đề kháng còn kém nên rất dễ có bị virus xâm nhập vào trong cơ thể qua đường hô hấp. Thời gian mắc bệnh trung bình của một mẹ bầu thường lâu người bình thường (7-10 ngày). Các triệu chứng cho thấy mẹ bầu đang bị cảm cúm bao gồm:

+ Ho

+ Sốt hoặc ớn lạnh

+  Đau họng

Chảy nước mũi

Mệt mỏi

Đau nhức chân tay

Đau cơ

Mẹ bầu bị cảm cúm có nguy hiểm không
Mẹ bầu bị cảm cúm có nguy hiểm không

Bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu thường gặp ở nhiều mẹ bầu bởi đây là giai đoạn nhạy cảm nhất của thai kỳ. Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4, 6, 8 ở các giai đoạn 3 tháng giữa, 3 tháng cuối thai kỳ hoàn toàn có thể xảy ra.

Bị cảm cúm trong 3 tháng đầu ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé như thế nào?

Mẹ bầu bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu rất nguy hiểm:

Đối với thai phụ

Mẹ bầu sẽ cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, ăn uống không đầy đủ dẫn tới tình trạng mẹ bầu suy nhược. Các biến chứng của bệnh cảm cúm khi mang thai hay gặp nhất là viêm phổi, viêm phế quản. Ngoài ra, một số biến chứng khác cũng có thể gặp như nhiễm trùng máu gây ra giảm huyết áp, viêm não, viêm màng não. Sốt cao kết hợp với độc tính của virus có thể gây ra tình trạng co bóp tử cung quá mức dẫn đến sảy thai, đẻ non.

Đối với em bé trong bụng mẹ

Ngay khi chào đời có khả năng bị dị tật bẩm sinh, hen suyễn khi mẹ bị cảm cúm trong tam cá nguyệt đầu. Kết hợp với việc tăng thân nhiệt của mẹ, nguy cơ não trẻ bị ảnh hưởng là không thể chủ quan.

Mẹ bị cảm cúm khiến em bé có nguy cơ bị dị tật
Mẹ bị cảm cúm khiến em bé có nguy cơ bị dị tật

Bị cảm cúm trong 3 tháng đầu phải làm gì?

Khi bị cảm cúm trong 3 tháng đầu có thể gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy mẹ cũng đừng bỏ qua những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia khi bị cảm cúm nhé.

Bị cảm cúm trong 3 tháng đầu tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc điều trị mà không có sự tham khảo của bác sĩ cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì có rất nhiều thuốc gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi.

Thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ/chuyên gia

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra cúm và tình trạng bệnh của mỗi mẹ bầu là khác nhau. Nên việc thường xuyên thăm khám cũng như nghe theo lời khuyên của các bác sĩ sẽ giải quyết được tình trạng mà mẹ bầu đang gặp phải, giúp bệnh tiến triển ngày càng tốt hơn.

Lựa chọn phương pháp giải cảm cúm được bác sĩ và dược sĩ tư vấn

Trong điều trị cúm, yếu tố AN TOÀN cho cả mẹ và bé là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Mẹ bầu yên tâm lựa chọn các thuốc Đông Y được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên như Cảm xuyên hương, Bạch địa căn.

Khi bị cúm cần thực hiện theo lời chỉ dẫn của bác sĩ
Khi bị cúm cần thực hiện theo lời chỉ dẫn của bác sĩ

Mẹ bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu nên tắm với nước ấm

Tình trạng mẹ bầu sẽ ngày càng trầm trọng hơn khi tắm với nước lạnh. Vậy nên, khi tắm với nước ấm sẽ giúp cho máu lưu thông, tăng đào thải độc tố giúp cho mẹ nhanh chóng khỏi bệnh.

Tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Mẹ nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn nhiều trái cây như cam quýt để tăng cường sức đề kháng.

Đặc biệt mẹ hãy giữ cho đôi chân được ấm bằng cách bôi dầu nóng vào bàn chân hoặc mang tất.

Phòng tránh cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ 

Hiện nay, bệnh cảm cúm thông thường vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong khi đó, các chủng virus cúm biến đổi rất nhanh trong cơ thể, nên việc điều trị cảm cúm là một thách thức rất lớn. Đặc biệt bị cảm cúm mang thai 3 tháng đầu cần phải có những biện pháp phòng tránh với căn bệnh này.

Tiêm phòng vắc – xin cúm

Giúp bảo vệ mẹ và bé trong tối đa 6 tháng sau khi sinh, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng và các biến chứng. Do đó, phụ nữ khi mang thai cần lưu ý cập nhật về lịch tiêm chủng. Theo BS Đinh Thạc, thời điểm tốt nhất để tiêm ngừa vắc – xin cúm đối với phụ nữ khi mang thai là trước khi mang thai khoảng 3 tháng, tối thiểu là 1 tháng. Nên tránh tiêm phòng cúm khi mang thai 3 tháng đầu vì có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Tiêm vắc xin phòng cúm cho mẹ bầu
Tiêm vắc xin phòng cúm cho mẹ bầu

Một số biện pháp khác giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc cảm cúm

  + Ăn nhiều rau quả: Các loại xanh rau và trái cây có màu xanh đậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất. 

  + Để có một cơ thể khỏe mạnh đủ máu nuôi con, mẹ bầu hãy nhớ bổ sung đầy đủ thuốc sắt hằng ngày giúp cho sự phát triển của bé. Avisure Safoli chứa 50mg sắt IPC cung cấp đủ máu nuôi dưỡng thai nhi (hàm lượng chuẩn khuyến cáo của Bộ Y tế) và 250 mcg acid folic giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ.

  + Đừng quên cung cấp các loại vitamin giúp mẹ bầu nâng cao sức đề kháng, phòng dịch bệnh với các sản phẩm vitamin tổng hợp chứa vitamin A, B1, B6, B12, C, D, E,… như viên bổ Avisure mama với đầy đủ các vi chất quan trọng.

  + Ăn sữa chua để nâng cao sức đề kháng, phòng dịch bệnh.

  + Hít thở không khí trong lành bằng cách đi bộ ngoài trời, tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường hệ miễn dịch.

  + Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, giảm stress.

Hy vọng sau bài viết này, mẹ bầu đã có thêm những hiểu biết về bệnh cảm cúm trong 3 tháng đầu. Chúc cho các mẹ và bé luôn khỏe mạnh và bình an.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).