fbpx

Bệnh thiếu máu là gì? Có nguy hiểm đến tính mạng không?

Tháng Tám 28, 2020

Thiếu máu có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Đây là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở các nước, các vùng có đời sống thấp. Bệnh thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân, có các mức độ và đặc điểm khác nhau. Để có thể phát hiện và xử trí cần nắm rõ về sinh lý hồng cầu và phản ứng của cơ thể khi thiếu máu.

Bệnh thiếu máu là gì?

Theo tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu hoặc nồng độ hemoglobin trong máu thấp hơn bình thường. Hemoglobin là chất cần thiết để vận chuyển oxy. Nếu hồng cầu trong máu quá ít hoặc xảy ra bất thường hoặc không đủ hemoglobin sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể.

Khi thiếu máu, nồng độ hemoglobin trong cơ thể thấp hơn các mức sau:

+ Đối với nam giới: Hb thấp hơn 13g/dl (130 g/l).

+ Đối với nữ giới: Hb thấp hơn 12 g/dl (120 g/l).

+ Đối với người cao tuổi: Hb thấp hơn 11 g/dl (110 g/l).

Bệnh thiếu máu
Bệnh thiếu máu là số lượng và chất lượng bị thiếu hụt

Mức độ bệnh thiếu máu

Năm 1989, WHO chia thiếu máu ra làm 3 mức độ là thiếu máu mức độ nhẹ, thiếu máu mức độ vừa, thiếu máu nặng.

Bảng phân loại mức độ thiếu máu theo Hb (Hemoglobin) trên cộng đồng

Mức độTỷ lệ (%)
Thiếu máu mức độ nặng>= 40
Thiếu máu mức độ vừa20.0 – 39.9
Thiếu máu mức độ nhẹ5.0 – 19.9
Bình thường<= 4.9

Thiếu máu nhẹ chỉ có những triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Thiếu máu nặng có thể gây khó thở và nguy hiểm cho người bệnh.

Bên cạnh đó, WHO cũng phân loại thiếu máu theo ngưỡng. Phân loại thiếu máu theo các ngưỡng đã WHO đưa ra từ những năm 1968. Sau đó được bổ sung thêm ngưỡng thiếu máu dành cho phụ nữ không mang thai, bà bầu, trẻ em từ 5-11 tuổi.

Do độ cao sinh sống và tình trạng hút thuốc lá ảnh hưởng đến nồng độ hemoglobin trong máu. Vì vậy đến năm 2001, WHO đã bổ sung thêm bảng điều chỉnh nồng độ Hb dành cho người sinh sống ở các độ cao trên 1000 mét và người hút thuốc lá.

Bảng nồng độ huyết sắc tố chẩn đoán mức độ thiếu máu ở điều kiện độ cao bình thường (g/l).

Đối tượngThiếu máu
Không thiếu máuNhẹTrung bìnhNặng
Trẻ 6 đến 59 tháng tuổi.>= 110100-10970-99<=70
Trẻ 5 đến 11 tuổi.>=115110-11480-109<=80
Trẻ 12 đến 14 tuổi.>=120110-11980-109<=80
Phụ nữ không mang thai ( >= 15 tuổi).>=120110-11980-109<=80
Phụ  nữ mang thai>=110100-10970-99<=70
Nam giới (>= 15 tuổi).>=130110-12980-109<=80

Phân loại bệnh thiếu máu như thế nào?

Có nhiều cách phân loại thiếu máu dựa vào nguyên nhân, mức độ hay đặc điểm hồng cầu. Mỗi cách phân loại có ứng dụng riêng trong việc tìm ra nguyên nhân và phương hướng điều trị khác nhau.

Các thông số phản ánh kích thước hồng cầu và huyết sắc tố trong hồng cầu là:

+ Thể tích trung bình hồng cầu (MCV). Ở tình trạng sức khỏe bình thường, chỉ số MCV giao động từ 80 đến 100 femtoliter (1 femtoliter = 1/1 triệu lít).

+ Nồng độ huyết sắc tố trung của bình hồng cầu (MCHC).

Phân loại thiếu máu
Phân loại thiếu máu dựa vào mức độ và đặc điểm hồng cầu

Căn cứ vào các thông số này, phân thiếu máu dựa trên đặc điểm hồng cầu thành:

+ Thiếu máu hồng cầu to, bình thường, nhỏ.

+ Thiếu máu nhược sắc.

+ Thiếu máu bình sắc.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ

Khi chỉ số MCV thấp hơn bình thường tức là hồng cầu chúng ta đang bị teo lại. Thiếu máu hồng cầu nhỏ do nhiều nguyên nhân, trong đó có bệnh Thalassemia và đặc biệt là do cơ thể thiếu sắt. Các nguyên nhân dẫn đến thiếu sắt của cơ thể là :

+ Xuất huyết mạn tính.

+ Loét dạ dày: Giảm hấp thụ sắt.

+ Giun móc, trĩ.

+ Sốt rét.

+ Ăn uống thiếu chất sắt. Hoặc sử dụng  nhiều thực phẩm chứa sắt nhưng là dạng sắt vô cơ không thể hấp thụ hoặc hấp thụ rất ít.

+ Đối với người bình thường và cả những đối tượng nhu cầu cao hơn như phụ nữ mang thai hoặc tuổi dậy thì.

Kích thước hồng cầu teo lại khiến bề mặt diện tích không tải đủ được oxy. Đồng thời oxy liên kết với sắt trong phân tử hemoglobin để được vận chuyển. Thiếu sắt làm giảm hemoglobin và giảm vị trí liên kết oxy. Từ đó gây thiếu hụt nhu cầu oxy cho cơ thể.

Các triệu chứng điển hình của thiếu máu hồng cầu nhỏ là khó thở, nhạt nhạt, hoa mắt chóng mặt.

Thiếu máu hồng cầu to

Thiếu máu hồng cầu to được xác định khi MCV tăng cao hơn bình thường. Trong máu thấy nhiều hồng cầu to, hồng cầu khổng lồ. Thiếu máu hồng cầu to gặp trong các trường hợp: thiếu máu thể Biermer, thiếu máu sau khi cắt bỏ dạ dày, khi có thai, xơ gan. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu hồng cầu to . Song tổng kết lại, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin B12 và acid folic.

Thiếu máu hồng cầu to do thiếu acid folic

Acid folic hay vitamin B9 có nhiều trong thực phẩm. Việc thiếu acid folic có thể do không cung cấp đủ nhu cầu gặp trong các trường hợp nhu cầu cao như phụ nữ có thai và cho con bú. Hoặc khó hấp thụ được gặp trong một số bệnh như bệnh Celiac.

Thiếu máu hồng cầu to thường có một số triệu chứng như: bụng phình, tiêu chảy, hơi thở có mùi hôi, phát ban…

Thiếu acid folic gây thiếu máu hồng cầu to
Thiếu acid folic gây thiếu máu hồng cầu to

Thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12

Vitamin B12 có nhiều trong thịt, trứng, sữa, bơ, gan và do nhiều vi khuẩn tự tổng hợp, trong đó có vi khuẩn sống trong ruột động vật và người. Ở thực vật nói chung thường không có vitamin B12 mà thực phẩm lên men hoặc các loại thực vật chứa vi sinh vật như cây họ đậu, tảo, rong.

Việc ăn chay nhiều sẽ dẫn đến thiếu vitamin B12. Hoặc thiếu vitamin B12 do không thể hấp thụ gặp trong các trường hợp như: cắt bỏ dạ dày, suy giáp, ung thư, rối loạn tự miễn dịch, nghiện rượu…

Thiếu máu hồng cầu bình thường

Thiếu máu hồng cầu bình thường xảy ra khi huyết sắc tố hạ song song với số lượng hồng cầu, không có thay đổi kích thước hồng cầu.

Thường gặp thiếu hồng cầu bình thường trong các trường hợp:

+ Xuất huyết cấp tính.

+ Một số trường hợp thiếu máu do tiêu huyết.

+ Một số bệnh như: nhiễm khuẩn, thương hàn…

Triệu chứng thiếu máu thường gặp

Các dấu hiệu thiếu máu có thể nhẹ đến mức không nhận thấy chúng. Khi các tế bào máu giảm đến một thời điểm nhất định, các triệu chứng thường phát triển. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây thiếu máu, các triệu chứng có thể bao gồm:

+ Chóng mặt, choáng váng hoặc có thể bất tỉnh.

+ Nhịp tim nhanh hoặc xuất hiện bất thường.

+ Đau đầu, xương khớp, đau bụng.

+ Các vấn đề về tăng trưởng, đối với trẻ em và thanh thiếu niên.

+ Hụt hơi.

+ Da nhợt nhạt hoặc vàng.

+ Tay và lạnh chân.

+ Mệt mỏi, choáng váng.

Đối tượng dễ bị thiếu máu

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của toàn cầu, đặc biệt ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và trẻ em. WHO ước tính có 42% trẻ dưới 5 tuổi và 40% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới bị thiếu máu.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), Nam Á, Tây Phi, Trung Phi là những nơi có tỷ lệ thiếu máu cao nhất. Đây là tình trạng phổ biến ở các nước, các vùng có điều kiện sống thấp như điều kiện về dinh dưỡng thấp (thiếu sắt, thiếu folic, thiếu vitamin B12…)  và mọi người dân đều có nguy cơ mắc phải.

Thiếu máu khi mang thai rất dễ gặp
Bà bầu bị thiếu máu rất thường gặp

Thiếu máu có nguy hiểm không?

Dù với nguyên nhân nào thì đều dễ dàng bắt gặp ở người thiếu máu các trạng thái như: Da, niêm mạc nhất là niêm mạc mắt, miệng xanh xao, nhợt nhạt. Chân tay lạnh, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt, ù tai… Lượng  máu không đủ dẫn đến thiếu hụt oxy và chất dinh dưỡng cho các mô và cơ quan gây ra hậu quả nặng nề.

Cơ thể suy nhược

Thiếu máu sẽ dẫn đến cơ thể suy nhược: da, niêm mạc nhất là niêm mạc mắt, miệng xanh xao, nhợt nhạt, người gầy đi, chân tay lạnh. Người thiếu máu hay bị hoa mắt chóng mặt, nặng hơn có thể ngất bất chợt.

Các bệnh lý cơ quan

Các bệnh lý như suy tủy, xơ gan… gây ra thiếu máu. Thiếu máu lại làm cho tủy càng suy, gan càng tổn thương. Từ đó gây nên các vòng xoắn bệnh lý. Máu được tuần hoàn đi khắp cơ thể, không chỉ cung cấp oxy, dưỡng chất mà còn nhận các chất thải từ các mô và cơ quan. Sau đó máu  vận chuyển đến chúng hệ bài tiết và thải ra ngoài. Vì vậy thiếu máu còn gây ứ đọng chất độc trong cơ thể. Từ đó dẫn đến một loạt các bệnh lý của hệ cơ quan như: suy tim, suy thận, xơ gan, xuất huyết não…

Biến chứng thai kỳ khi bị thiếu máu

Thiếu máu có thể gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt và buồn ngủ. Trẻ em và phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị tổn thương, tăng nguy cơ tử vong mẹ và con. Tổ chức Y tế Thế Giới WHO ước tính mỗi năm có 1/3 phụ nữ mang thai bị thiếu máu. Thiếu máu ở trong thai kỳ gây ra  nhiều biến chứng nghiêm trọng như sinh non, sảy thai, trầm cảm sau sinh. Với thai nhi gặp tình trạng nhẹ cân hoặc sinh non, dị tật nghiêm trọng ở cột sống hoặc não bộ…

=>>Xem thêm: Sắt dành cho bà bầu

Điều trị bệnh thiếu máu

Nguyên tắc điều trị thiếu máu như sau:

+ Kết hợp điều trị triệu chứng với điều trị nguyên nhân, đồng thời điều trị biến chứng thiếu máu.

+ Điều trị triệu chứng kịp thời tránh hậu quả xấu, đồng thời thận trọng khi chỉ định truyền máu.

+ Tìm nguyên nhân và tiến hành điều trị theo nguyên nhân.

Một số biện pháp điều trị thiếu máu:

+ Truyền máu: chỉ định mất màu nhiều, thiếu máu nặng, bệnh nhân không sinh được máu hay Thalassemia.

+ Chất kích thích tạo máu: Dùng erythropoietin. Chỉ định khi bệnh nhân thiếu erythropoietin.

+ Yếu tố tạo máu: Bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12.

+ Sử dụng một số phương thuốc y cổ truyền dùng phối hợp.

Tại Việt Nam thiếu máu là tình trạng phổ biến ở phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Do đó việc bổ sung các vi khoáng cần thiết như sắt, vitamin B12, acid folic là cần thiết để phòng ngừa tình trạng thiếu máu. Nếu gia đình bạn có tiền sử thiếu máu hãy đến gặp các chuyên gia di truyền để được tư vấn về nguy cơ và rủi ro có thể truyền cho con bạn.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).