fbpx

Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không? Bạn đã biết chưa?

Tháng Mười Một 3, 2017

Ước tính cứ 3 người thì có 1 người mắc bệnh thiếu máu trên thế giới. Vậy bệnh thiếu máu có nguy hiểm không? Bạn đã bỏ qua những dấu hiệu nào của thiếu máu? 

Biểu hiện thiếu máu đôi khi khó phát hiện

Thực sự là vậy, dấu hiệu của bệnh thiếu máu thường mờ nhạt, rất khó phát hiện và chỉ khi thiếu máu nặng mới xuất hiện một số triệu chứng như: Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, hay bị hoa mắt, chóng mặt nhất là khi thay đổi tư thế. Bệnh thiếu máu nặng hơn có thể có biểu hiện khó thở; cảm giác đánh trống ngực khi làm việc nặng; da xanh, nhợt, tóc khô, dễ gãy rụng; ở phụ nữ có thể có rối loạn kinh nguyệt hay mất kinh.

bệnh thiếu máu có nguy hiểm không

Một trong những biểu hiện của bệnh thiếu máu là hoa mắt, chóng mặt

Bạn có nằm trong danh sách đen của căn bệnh này?

Bệnh thiếu máu là một bệnh lý khá phức tạp và có nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Những đối tượng thường bị thiếu máu như:

Thiếu máu ở trẻ em

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 53,8% trẻ em ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang mắc bệnh thiếu máu cao mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu dinh dưỡng. Trẻ em cần nhiều sắt hơn để tăng trưởng và phát triển, nhưng chúng thường được cung cấp ít hơn so với lượng chúng cần dùng. Các loại chế phẩm bổ sung sắt được khuyến cáo cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên để giúp giảm nguy cơ thiếu máu.

=>> Xem thêm: Điều trị bệnh thiếu máu

Thiếu máu ở phụ nữ mang thai và trong độ tuổi sinh nở

Do mất máu kinh nguyệt và nhu cầu cung cấp máu cho bào thai đang phát triển trong thời kỳ mang thai nên phụ nữ có xu hướng bị nguy cơ thiếu máu cao. Năm 2011, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 38.2% và ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 29.4%  tương đương với 32 triệu phụ nữ mang thai và 496 triệu phụ nữ không mang thai.
Những người bị bệnh và các biến chứng chảy máu liên quan đến phẫu thuật: Bệnh mãn tính cũng có thể làm gia tăng nguy cơ bị bệnh thiếu máu của bệnh nhân. Các bệnh như tiểu đường, bệnh thận, ung thư, HIV / AIDS, bệnh viêm ruột và bệnh tim mạch, sốt rét liên quan đến tỷ lệ thiếu máu cao.

Thiếu máu ở người già

Thiếu máu ở người cao tuổi thường là dấu hiệu của những bệnh khác như hội chứng loạn sản tủy (9-16%); bệnh lý huyết học ác tính (ví dụ, bệnh bạch cầu lymphocyte mãn tính) (2%); hoặc viêm (6-20%); ; thiếu sắt (12-25%); bệnh thận mãn (4-8%).

bệnh thiếu máu cực kì nguy hiểm

Người cao tuổi cũng là đối tượng mắc chứng thiếu máu

Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?

Nói chung, nếu bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu đơn thuần có thể có những triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở từ đó làm giảm hiệu suất công việc và cuộc sống thường ngày của bạn.

Những hậu quả của thiếu máu cũng ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của bạn. Khi bạn bị thiếu máu, tim của bạn phải co bóp nhiều hơn để bù đắp cho việc thiếu oxy trong máu. Điều này có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch đặc biệt là suy tim. Một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Ở trẻ em: Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành ở Pháp, Israel, Chile… đã cho thấy, trẻ bị thiếu máu có khả năng nhận thức và kết quả học tập kém hơn so với những trẻ không bị thiếu máu đặc biệt là ở những năm đầu đời từ 3 đến 5 tuổi – giai đoạn trẻ phát triển mạnh về các kỹ năng giao tiếp, vận động, về tính cách và cảm xúc của trẻ. Người mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt cũng đã báo cáo rằng con của họ có khả năng phối hợp vận động kém hơn.

Ở phụ nữ có thai: Hậu quả của thiếu máu trong lúc mang thai là một tỷ lệ trẻ thiếu cân, sinh non hay tử vong ở mẹ. Thiếu máu nghiêm trọng ở mẹ HGB<8g/L làm tăng nguy cơ tử vong và có thể gây mất máu sau sinh. Trong thời gian mang thai, phụ nữ có HGB <10g/L ở tuần thứ 13-24 có nguy cơ sinh non và tử vong ở trẻ sơ sinh . Phụ nữ mang thai có thiếu máu nhẹ đến trung bình cũng có nguy cơ tử vong.

=>> Xem thêm Bệnh thiếu máu nên ăn gì

bệnh thiếu máu nguy hiểm như thế nào

Phụ nữ mang thai cần thực hiện các xét nghiệm để biết mình có thiếu máu hay không

Cần làm gì khi nghi ngờ mình bị thiếu máu?

Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không và nguy hiểm như thế nào bạn đã biết. Để xác định xem mình có đang mắc phải căn bệnh này không. Chúng tôi khuyên bạn nên đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm huyết học và xác định chính xác tình trạng thiếu máu của mình là gì, mức độ như thế nào và nguyên nhân là gì.

50% nguyên nhân thiếu máu là do thiếu sắt. Vì vậy, bổ sung sắt là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để điều trị thiếu máu. Bổ sung sắt từ thức ăn và đặc biệt là từ chế phẩm bổ sung là điều cực kỳ quan trọng mà bất kỳ ai cũng cần phải biết.

Bạn đã có kế hoạch gì để kiểm soát bệnh thiếu máu?

Safoli - Thuốc điều trị và dự phòng thiếu máu thiếu sắt
Safoli – Thuốc điều trị và dự phòng thiếu máu thiếu sắt

Vậy bệnh thiếu máu có nguy hiểm không? Câu trả lời thực sự vẫn nằm ở bạn. Nếu như bạn sẵn sàng để đương đầu với căn bệnh này, chúng sẽ không thể làm khó bạn nữa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 0016, chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn!

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).