fbpx

Bà bầu nên uống sắt vào lúc nào trong ngày? | Avisure Safoli

Tháng Chín 19, 2019

Bà bầu nên uống sắt vào lúc nào trong ngày ?” Hầu hết các mẹ bầu đều biết rằng sắt rất quan trọng cho thai kỳ của mình. Tuy nhiên, thời điểm nào trong ngày phù hợp để bổ sung thuốc sắt thì không phải ai cũng nắm rõ.

Sắt là gì?

Sắt là một nguyên tố đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Hầu hết sắt được tìm thấy trong huyết sắc tố hemoglobin – yếu tố vận chuyển oxy đến tất cả các mô và cơ quan trong cơ thể. Nếu không có đủ sắt trong máu, lượng huyết sắc tố trong máu cũng giảm theo. Điều này có thể làm cản trở việc cung cấp đầy đủ oxy cho các cơ quan.

 

bà bầu nên uống sắt vào lúc nào trong ngày
                                           Bà bầu nên uống sắt vào lúc nào trong ngày.

Sắt có 2 loại: sắt heme và sắt không heme. Sắt heme có chứa trong các loại thực phẩm giàu sắt từ động vật như: thịt, gan, cá… Các loại thực vật như rau, rong biển, đậu nành… chứa nhiều sắt không heme.

Theo khảo sát dinh dưỡng quốc gia, cơ thể con người hấp thụ sắt heme tốt hơn. Trong khi đó, mọi người thường bổ sung nhiều loại thực vật giàu sắt. Do đó, cần cân bằng trong chế độ ăn để hiệu quả hấp thu được tốt nhất, đặc biệt là đối tượng phụ nữ mang thai.

Tại sao bà bầu phải bổ sung sắt hàng ngày?

Khi mang thai, cơ thể người mẹ cần lượng máu cao hơn bình thường để nuôi dưỡng thai nhi. Nhu cầu sắt cũng vì thế tăng lên để đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho bà bầu. Sắt tạo ra hemoglobin (huyết sắc tố) cho cả mẹ và bé. Nó giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận của cơ thể và đến thai nhi.

bà bầu nên uống sắt vào lúc nào trong ngày
                                  Lưu ý về việc bà bầu nên uống sắt vào lúc nào trong ngày

Thiếu sắt khiến cơ thể không tổng hợp được hồng cầu và dẫn tới các tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, chán ăn, đau đầu, suy giảm sức đề kháng,… Đây chính là biểu hiện của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Nặng hơn, nó có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của người mẹ và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sinh, sinh non,…là những tác hại khôn lường của thiếu sắt.

Thiếu máu trong thời kỳ mang thai dẫn đến đứa trẻ bị sinh non hoặc còi cọc sau này, hệ miễn dịch yếu, thể lực và trí tuệ thường yếu hơn những trẻ có mẹ bổ sung đủ sắt trong thời kỳ mang thai. Chính vì thế, bà bầu nên bổ sung đầy đủ sắt, acid folic để giúp mẹ khỏe mạnh và có một thai kỳ hoàn hảo. 

Tham khảo: Bổ sung sắt cho bà bầu

Bà bầu nên uống sắt vào lúc nào trong ngày?

Quá trình hấp thu sắt bắt đầu diễn ra từ dạ dày và chủ yếu là tại hành tá tràng. Nó cũng có thể diễn ra ở đầu ruột non nhưng với mức độ thấp. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để uống thuốc sắt là khi bụng đói bởi acid trong dạ dày giúp hấp thu sắt, khi đói, dạ dày tiết acid nhiều hơn bình thường. 

Do đó, bà bầu nên uống thuốc sắt vào buổi sáng – trước bữa sáng 30 phút hoặc sau khi ăn sáng 2 tiếng là tốt nhất.

bà bầu có nên uống sắt vào buổi tối
                                       Bà bầu nên uống sắt vào thời điểm nào trong ngày

Một tác dụng phụ của thuốc sắt là gây nóng trong người. Vậy nên, nếu uống thuốc sắt trước khi ngủ, vào ban đêm thì bà bầu sẽ khó ngủ ngon hơn.

Để hiệu quả hấp thu sắt nhanh hơn, mẹ bầu có thể uống thuốc sắt với vitamin C như nước cam, dâu tây, đu đủ,…

=>>Xem thêm: Bà bầu mấy tháng uống sắt

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Lưu ý cần tuân thủ dù mẹ bầu uống sắt vào thời điểm nào trong ngày 

Ngoài việc uống sắt vào thời gian nào là tốt thì việc hạn chế những thực phẩm làm giảm hiệu quả khả năng hấp thu sắt mẹ bầu cũng nên nắm rõ.

Những chất bà bầu không nên bổ sung cùng với thuốc sắt

– Các loại ngũ cốc và các loại đậu (acid Phytic được tìm thấy trong cả hai, ức chế sự hấp thu sắt).

 

bà bầu nên uống sắt vào thời điểm nào
                                     Những thực phẩm làm giảm khả năng hấp thu sắt

Protein trứng (cả lòng đỏ và lòng trắng). Trong trứng có chứa phosvitin- hợp chất protein liên kết với phân tử sắt làm ngăn cản cơ thể hấp thụ sắt. Theo một số nghiên cứu khoa học, một quả trứng luộc có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt tới 28%.

– Thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, cá mòi.

– Các khoáng chất (Canxi, kẽm, magie và đồng ) cạnh tranh với sắt để hấp thu.

– Trà: do có chứa oxalate- hợp chất của acid oxalic- làm suy giảm sự hấp thu sắt không heme.

– Cà phê, ca cao/ sôcôla: cà phê ức chế 90% sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Cacao ngăn sự hấp thu sắt tới 60%.

 

bà bầu không nên uống sắt với ca cao
                                      Cafe, cacao làm giảm 90% khả năng hấp thu sắt

Chú ý khi dùng thuốc sắt cho bà bầu cùng các loại thảo mộc 

– Nếu muốn sử dụng các loại thảo mộc như: bạc hà, hoa cúc, mẹ bầu nên uống thuốc sắt cách nhau khoảng 2 giờ.

– Các thuốc sắt có một tác dụng phụ là gây táo bón. Chính vì thế, hãy ăn thêm các loại rau củ giàu chất xơ như súp lơ xanh, cà rốt,…. Đồng thời bà bầu cũng nên uống nhiều nước khoáng để hạn chế tình trạng này.

 

bà bầu có nên uống sắt với chè
                                   Lưu ý cho bà bầu nên uống sắt vào thời điểm nào trong ngày

– Trước khi sử dụng thuốc sắt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Uống đúng liều lượng: tránh giảm liều lượng bởi điều này dẫn tới thiếu sắt. Nhưng cũng không uống quá liều vì dễ bị ngộ độc sắt, gây nên nhiều tác dụng không mong muốn: táo bón, khó thở, buồn nôn, nguy cơ xơ gan, bệnh tim, đái tháo đường,…

Trên đây, chính là những thông tin giải đáp câu hỏi “Bà bầu nên uống sắt vào lúc nào trong ngày”. Hy vọng bài viết giúp các mẹ bầu có được cách bổ sung sắt hợp lý nhất. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh!

 

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).