fbpx

Bà bầu bị ù tai phải làm sao để nhanh khỏi?

Tháng Sáu 17, 2020

Ù tai là tình trạng gặp khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nó lại gây khó chịu cho người bị. Vậy bà bầu bị ù tai phải làm sao cho nhanh khỏi, nguyên nhân và cách chữa ù tai hiệu quả cho bà bầu. Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân bà bầu bị ù tai là gì?

Tình trạng bị ù tai khi mang thai có thể diễn ra ở bất kỳ thời gian nào trong ngày. Khi ù tai, mẹ bầu sẽ cảm thấy có tiếng ong ong như ve kêu trong tai rất khó chịu.  Vậy đâu là nguyên nhân gây ù tai ở bà bầu.

  1. Do thiếu máu

khi mẹ bầu bị thiếu máu, oxi theo máu đến não sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động cho não, từ đó dẫn đến ù tai. Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu có thể do mẹ bầu thiếu một trong 3 chất: sắt, acid folic, vitamin B12. Đây là những thành phần tạo nên tế bào máu. Ù tai thực chất là một bệnh mắc kèm khi mẹ bầu thiếu máu.

Thiếu máu thiếu sắt gây nên ù tai khi mang thai
Bà bầu thiếu sắt thiếu máu gây nên ù tai khi mang thai

2. Do tính chất công việc

Chứng ù tai có thể do tính chất công việc, mẹ bầu hay tiếp xúc với tiếng ồn thời gian dài. Phải đeo tai nghe khi làm việc hoặc làm việc nơi công trường xây dựng đều là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ù tai.

3. Do mẹ bầu mắc các bệnh lý về tai

Do mẹ bầu mắc các bệnh về tai như viêm tai giữa, đau tai mà không chữa dứt điểm hoặc bị tái lại gây nên khi mang thai mẹ thường xuyên cảm thấy ù tai.

4. Do tâm lý mẹ bầu

Một nguyên nhân nữa gây ù tai ở mẹ bầu là do tâm lý mẹ bầu bị rối loạn: bị căng thẳng do công việc, áp lực tiền bạc, gia đình dẫn đến mẹ bầu luôn trong trạng thái stress, mất ngủ, suy nhược cơ thể, từ đó bị ù tai.

5. Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì có thể mẹ bầu bị ù tai do thói quen ăn uống không cân đối. Mẹ bầu uống rượu bia hoặc hút thuốc cũng có thể làm tăng tình trạng ù tai.

Bà bầu bị ù tai có nguy hiểm không?

Tình trạng bị ù tai của bà bầu nếu với tần suất ít thì không quá đáng lo ngại. Vì đây là triệu trứng phổ biến và không gây hại cho cả 2 mẹ con. Tuy nhiên, nếu tần suất ù tai nặng, thường xuyên khiến bà bầu đau đầu, chóng mặt, thì đây có thể là nguyên nhân cảnh báo sức khỏe của mẹ bầu. Ví dụ chứng cao huyết áp hay dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật. Khi bị ù tai thường xuyên và khó chịu mẹ bầu hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc bác sĩ hay thăm khám để được tư vấn tốt nhất.

Bà bầu bị ù tai phải làm sao?

Khi mẹ bầu bị ù tai, việc đầu tiên cần làm là xác định nguyên nhân chính gây ù tai, từ đó có cách chữa ù tai hay mẹo chữa ù tai hiệu quả cho bà bầu. Dưới đây là một số giải pháp chữa trị chứng ù tai cho các mẹ bầu.

Cách chữa ù tai cho mẹ bầu khi mắc bệnh lý về tai

Trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh lý về tai thì cần sử dụng thuốc để chữa trị dứt điểm. Khi mang thai mẹ bầu chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ không nên tự ý mua thuốc về điều trị.

Khi bệnh ở tai khỏi thì cũng sẽ làm chứng ù tai mất theo. Ngoài ra để hạn chế sự khó chịu, mẹ bầu có thể sử dụng một số loại thuốc làm giảm ù tai như thuốc an thần, thuốc giãn cơ trơn…Và tất nhiên, các mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ thuốc nào, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi phải làm việc ở môi trường ồn ào, mẹ bầu có thể dùng một số thiết bị để bảo vệ tai, đơn giản như nút bông để hạn chế tiếng ồn. Bỏ ngay thói quen đeo tai nghe, nếu dùng tai nghe thì không dùng liên tục quá 1 tiếng và mức âm lượng lúc nghe không quá 60%.

Bà bầu bị ù tai nguyên nhân do đâu
Nguyên nhân gây ù tai ở bà bầu

Ù tai do thiếu máu phải làm sao?

Nếu ù tai do nguyên nhân thiếu máu, thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy nhược cơ thể. Thì cách chữa chính là việc mẹ bầu hãy bổ sung ngay chế độ ăn uống và dinh dưỡng sao cho hợp lý. Các thức phẩm bổ màu, giàu sắt, vitamin B12 và axit folic cần được mẹ chú trọng quan tâm. Khi mang thai nhu cầu bổ sung sắt cũng tăng cao hơn. Mẹ bầu nên kết hợp thêm các sản phẩm thuốc sắt bổ máu giúp mẹ bầu có được thai kỳ khỏe mạnh.

Hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Bởi đây cũng là nguyên nhân gây ra chứng ù tai nặng hơn, ngoài ra các chất này có thể làm hại đến thai nhi.

Không nên ăn mặn. Vì khi dùng quá nhiều muối sẽ gây rối loạn huyết áp và là nguyên nhân gây tăng thêm số lần ù tai trong ngày. Khi cơ thể mẹ đã được cung cấp đủ dưỡng chất, sức khỏe sẽ dần hồi phục, bệnh ù tai sẽ tự mất đi, hơn nữa thai nhi cũng phát triển tốt hơn.

=>>Xem thêm: Thuốc sắt cho bà bầu

Cải thiện tâm lý cho mẹ bầu khi bị ù tai

Để phòng ngừa hoặc cải thiện tình trạng tâm lý không ổn định của mẹ bầu dẫn đến ù tai, mẹ bầu nên thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, tích cực đi dạo để thoải mái tâm lý. Những bài tập yoga là sự lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ, vừa giúp các mẹ xả stress, vừa tốt cho thai nhi.

Giảm stress giảm ù tai bằng các bài tập yoga
Giảm stress giảm ù tai bằng các bài tập yoga

Một số mẹo chữa ù tai khác cho bà bầu

Nếu chị em chưa hề bị ù tai trước đây hoặc bệnh lý về tai, chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý mà vẫn bị ù tai, thì chị em hãy yên tâm vì đây là ù tai sinh lý bình thường. Chị em có thể dùng một số biện pháp làm giảm sự khó chịu do ù tai gây ra như sau:

+ Áp 2 lòng bàn tay vào 2 tai, xoay vành tai theo hình tròn rồi ấn nhẹ, làm liên tục khoảng 5 phút sẽ làm giảm chứng ù tai.

+ Dùng muối hột nóng, chườm quanh tai cũng làm giảm ù tai đáng kể. Chị em có thể làm nóng muối hột bằng cách rang chúng lên. Rất đơn giản, dễ thực hiện mà lại hiệu quả rõ rệt.

Trên đây là các thông tin về bệnh ù tai của mẹ bầu, hy vọng sẽ giúp được các mẹ có biện pháp để hạn chế mắc chứng ù tai khi đang trong giai đoạn thai kỳ. Bà bầu bị ù tai phải làm sao? Mẹ đã biết cách khắc phục giảm bớt tình trạng này.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).