fbpx

Bà bầu bị ốm phải làm sao để nhanh khỏe?

Tháng Năm 11, 2021

Khi mẹ bầu bị ốm sẽ không tránh khỏi tâm lý hoang mang, lo lắng. Do bị ốm không chỉ khiến mẹ mệt mỏi mà còn có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nên chủ đề “Bà bầu bị ốm phải làm sao để nhanh khỏe và phục hồi” là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Sau đây, chính là một số chia sẻ về các loại bệnh mẹ bầu hãy gặp khi mang thai và cách phòng tránh.  

1. Những bệnh thường gặp ở bà bầu

Mang thai cũng là thời điểm sức đề kháng của mẹ bị suy giảm. Do vậy, bà bầu dễ bị ốm hợp. Bởi các yếu tố gây bệnh từ môi trường (vi khuẩn, virus,..) rất dễ tấn công và gây bệnh cho mẹ. Một số bệnh thường gặp ở bà bầu mà chị em cần biết. 

1.1 Phụ nữ mang thai bị thiếu máu

Thiếu máu ở phụ nữ có thai chủ yếu là do thiếu sắt. Thiếu máu không chỉ ảnh hưởng xấu đến mẹ mà còn nguy hiểm đến sự phát triển của con. Khi cơ thể bị thiếu sắt, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, xanh xao, hoa mắt chóng mặt. Nguy hiểm hơn, nó có thể dẫn đến sảy thai, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, băng huyết sau sinh. Em bé có thể bị sinh non, nhẹ cân và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những trẻ khác.

Thiếu máu là tình trạng phổ biến ở bà bầu

Thiếu máu là tình trạng phổ biến ở bà bầu

1.2  Bà bầu bị ốm viêm họng

Viêm họng khi mang thai là tình trạng mà nhiều mẹ bầu gặp phải với các biểu hiện viêm nhiễm phổi biến gây đau, rát ở cổ họng, khàn giọng và khó nuốt nước bọt.

Đối với người bệnh bình thường, viêm họng có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần mà không để lại bất kỳ di chứng nào. Nhưng đối với phụ nữ có thai, viêm họng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Đặc biệt bị ốm trong 3 tháng đầu thai kỳ bệnh càng khó có thể tự khỏi, nếu càng để lâu sẽ càng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy cơ gây ra biến chứng.

1.3 Cảm cúm khi mang thai – bệnh lý dễ gặp ở mẹ bầu. 

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm rất dễ gặp ở mọi người đặc biệt là người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Do khi mang thai, sức đề kháng của mẹ thường giảm nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng cảm cúm của mẹ như: ho khan, sốt, đau đầu, đau cơ, viêm họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi,..

Bà bầu thường bị cảm cúm do sức đề kháng giảm

Bà bầu thường bị cảm cúm do sức đề kháng giảm

Thông thường, bệnh có thể kéo dài từ 7-10 ngày và hầu hết mọi người có thể bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch của mẹ quá yếu, các triệu chứng có thể kéo dài và nghiệm trọng hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu được khuyến cáo không nên tự ý sử dụng thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh để tránh nguy cơ sảy thai, nhiễm độc thai nghén và nguy cơ dị tật thai nhi sau này. Mẹ bầu xem chi tiết hơn về chủ đề bà bầu bị cảm ở đây nhé: Bà bầu bị cảm và cách chữa trị

1.4 Mẹ bầu bị tiêu chảy

Đau bụng tiêu chảy là triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bà bầu. Nguyên nhân có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc virus từ chế độ ăn hàng ngày không đảm bảo vệ sinh.Các triệu chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa có thể gặp như đau bụng quanh rốn kèm đi ngoài phân lỏng. Điều nguy hiểm là các cơn đau bụng có thể gây kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi. Tình trạng này kéo dài, mẹ bị mệt, kém ăn, mất nước có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, thậm chí có thể gây thai lưu.

1.5 Táo bón thai kì

Các nghiên cứu chỉ ra rằng có hơn 50% các mẹ bầu gặp tình trạng táo bón khi mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do ít vận động cùng với nồng độ hormone Progesterone tăng lên trong máu làm giảm nhu động ruột. Thai nhi lớn chèn ép đại tràng cũng là nguyên nhân gây táo bón ở mẹ. Mặt khác,  chế độ ăn uống ít chất xơ và sử dụng các thực phẩm bổ sung sắt cũng là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng trên.

Bà bầu bị táo bón

Bà bầu bị táo bón

Để phòng tránh, mẹ bầu cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, không sử dụng các chất kích thích, vận động nhẹ nhàng và nên lựa chọn loại thuốc bổ sung sắt hạn chế táo nóng.

2. Bà bầu bị ốm phải làm sao?

Tùy từng nguyên nhân và tình trạng bệnh mà mẹ bầu có các cách điều trị bệnh khác nhau. Cụ thể:

2.1 Thiếu máu khi mang thai nên làm gì?

Khi bị thiếu máu, mẹ bầu cần lưu ý:

+ Bổ sung các loại thực phẩm bổ máu, giàu sắt: các loại thịt đỏ, cá, trứng, rau có màu xanh đậm.

+ Bổ sung sắt, acid folic và vitamin C cần thiết cho quá trình hấp thụ sắt

+ Lựa chọn loại thuốc sắt phù hợp với cơ thể để tránh gây nóng trong, nổi mụn, táo bón.

2.2. Bà bầu bị ốm do cảm cúm, viêm họng phải làm sao?

Khi bị cảm cúm, mẹ bầu nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, tỏi để nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt, mẹ không nên tự ý mua thuốc về uống mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi một trong những nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở trẻ là do mẹ sử dụng thuốc trong thai kỳ. Tốt nhất, khi có dấu hiệu của bệnh, mẹ nên đến cơ sở y tế để được thăm khám đầy đủ.

Khi bị viêm họng, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp điều trị dân gian như uống nước chanh mật ong, nước cam gừng, nước gừng mật ong, nước muối loãng, kẹo ngậm chữa viêm họng…Tuyệt đối không nên tự mua thuốc sử dụng. Trong trường hợp viêm họng nặng, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được thăm khám cụ thể.

Gừng, mật ong, chanh làm giảm triệu chứng viêm họng

Gừng, mật ong, chanh làm giảm triệu chứng viêm họng

2.3 Điều trị tiêu chảy khi mang thai

Trường hợp tiêu chảy nhẹ có thể tự khỏi, mẹ chỉ cần bổ sung nước và uống oresol. Trường hợp nặng hơn, mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt để điều trị đúng nguyên nhân, đúng thuốc.

Để phòng tránh, mẹ nên chú ý đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khi chế biến thức ăn. Không ăn những loại thức ăn được chế biến sẵn, những loại đồ hộp không đảm bảo chất lượng. Nên ăn chín, uống sôi, hạn chế uống nước ngọt, nước có ga gây rối loạn tiêu hóa.

Hy vọng bài viết trên cung cấp thêm kiến thức cho bà bầu bị ốm phải làm sao để nhanh khỏi. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Mẹ bầu xem thêm chủ đề: Mẹo khắc phục khi bà bầu mất ngủ

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).