fbpx

Thiếu máu khi mang thai – Mối nguy cho cả con và mẹ

Tháng Mười Một 3, 2017

Thiếu máu khi mang thai có thể gây băng huyết sau sinh và nhiễm trùng hậu sản ở mẹ. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ tử vong, sinh non và thiếu cân sau sinh.

Bạn có đang bị thiếu máu khi mang thai?

Triệu chứng của thiếu máu khi mang thai thường khó nhận biết, nhất là khi thiếu máu nhẹ. Bạn có thể gặp phải một số triệu chứng thoáng qua như cảm giác mệt mỏi, chán ăn, hay bị hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế. Khi nặng hơn, bệnh thiếu máu có thể có biểu hiện khó thở, cảm giác đánh trống ngực khi làm việc nặng. Bạn nhận thấy da dẻ xanh nhợt, tóc khô, dễ gãy rụng.

 

thieu-mau-khi-mang-thai-moi-nguy-cho-ca-con-va-me-0
 Thiếu máu khi mang thai khiến phụ nữ mệt mỏi.

 

Thiếu máu khi mang thai được chẩn đoán chính xác nhất khi bạn được làm các xét nghiệm công thức máu và một số xét nghiệm hóa sinh liên quan .Thiếu máu khi mang thai theo tổ chức y tế thế giới (WHO) là khi nồng độ Hemoglobin(HGB) máu thấp hơn 110g/L và/hoặc chỉ số HCT thấp hơn 7.45 mmol/l hoặc 0.36 l/l .

Những ai có nguy cơ cao mắc chứng thiếu máu khi mang thai?

Tất cả phụ nữ khi mang thai đều phải được làm xét nghiệm để kiểm soát bệnh thiếu máu khi mang thai và các bệnh liên quan khác. Tuy nhiên thiếu máu khi mang thai có nguy cơ cao hơn ở những phụ nữ: 

  • Sinh con nhiều lần
  • Cho con bú kéo dài
  • Đa thai: Thai đôi, ba…
  • Chảy máu kéo dài trước lúc có thai (rong kinh..)

Thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng đến mẹ như thế nào?

 

thieu-mau-khi-mang-thai-moi-nguy-cho-ca-con-va-me-1
Dấu hiệu chứng tỏ mẹ bầu bị thiếu máu.

 

Thiếu máu khi mang thai có nguy hiểm đối với người mẹ không? Câu trả lời là: Có! Thiếu máu khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần. Cho dù là thiếu máu nhẹ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Thiếu máu làm giảm sức đề kháng, mệt mỏi, mất kiểm soát các rối loạn khác. Thiếu máu làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc. Đây là một trong những yếu tố góp phần dẫn đến tỷ lệ tử vong cho bà mẹ do suy tim trong thai kỳ, băng huyết sau sinh và nhiễm trùng hậu sản.

Máu có nhiều vai trò nhưng vai trò quan trọng nhất chính là vận chuyển oxy tới các tế bào và mô. Khi mẹ bị thiếu máu khi mang thai nhẹ và trung bình, cơ thể thường có cơ chế tự bù trừ để đảm bảo tuần hoàn. Nhưng khi không còn bù trừ được nữa, nhịp tim mẹ vẫn phải đập nhanh, cảm giác đánh trống ngực và khó thở vẫn xảy ra ngay cả lúc nghỉ ngơi. Tình trạng nặng hơn nữa là khi tế bào cạn kiệt oxy. Tế bào phải chuyển hóa trong môi trường thiếu khí, dần dần dẫn tới suy tuần hoàn. Nếu không điều trị sẽ gây phù phổi cấp và tử vong.

 

Cham-soc-thai-ky-thuong-xuyen-giup-mẹ-trong-con-vuong
Chăm sóc thai kỳ thường xuyên giúp mẹ tròn con vuông

 

Ngoài ra, khoa học chứng minh rằng, khi nồng độ HGB giảm, nồng độ kháng thể cũng giảm thì khả năng miễn dịch của cơ thể kém đi. Người mẹ bị thiếu máu khi mang thai dễ mắc phải những bệnh như nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn trong quá trình mang thai và sau sinh.

Thiếu máu khi mang thai có ảnh hưởng đến con?

Ở những bà mẹ bị thiếu máu khi mang thai, dinh dưỡng cho thai bị hạn chế, làm thai chậm phát triển trong tử cung. Nguyên nhân là do lượng máu trong tuần hoàn thấp và ảnh hưởng đến hệ tim mạch của thai. Các nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ bị thiếu máu khi mang thai có liên quan đến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Tỷ lệ này tăng gấp 2-3 lần khi nồng độ HGB dưới 80g/L và 8-10 lần khi HGB dưới 50g/L. Cân nặng lúc sinh giảm đáng kể do tình trạng suy dinh dưỡng bào thai hay sinh non khi nồng độ HB trong máu mẹ dưới 80g/L.

 

thieu-mau-khi-mang-thai-moi-nguy-cho-ca-con-va-me-2
Thiếu máu gây nhiều nguy cơ xấu đối với con ngay từ khi trong bụng mẹ.

 

Cần làm gì để phòng ngừa thiếu máu khi mang thai?

Theo khuyến cáo mới nhất năm 2016 của tổ chức Y tế thế giới, bổ sung sắt và acid folic được xem là một phần bắt buộc của chế độ chăm sóc thai kỳ:

Viên uống hàng ngày bổ sung 30-60 mg sắt nguyên tố và 400mcg acid folic được khuyến cáo cho  phụ nữ có thai để phòng ngừa thiếu máu ở thai nhi, cân nặng sau sinh thấp và sinh non ở trẻ và nhiễm trùng hậu sản ở mẹ.

[Xem thêm: Uống thuốc sắt đúng cách- 5 lưu ý để đạt hiệu quả, an toàn ]

Kết hợp với việc bổ sung thuốc sắt hàng ngày, bà bầu cũng nên chú ý ăn uống đầy đủ để đảm bảo đủ năng lượng nuôi dưỡng mẹ và bé.

[Xem thêm: Người bị thiếu máu nên ăn gì – Top 8 món ngon bổ máu không thể bỏ lỡ]

Thiếu máu khi mang thai là tình trạng thường gặp nhất ở trẻ, tuy nhiên, những tác động có của căn bệnh này đối với sức khỏe của bạn cũng như thai nhi là một điều bạn không thể chủ quan. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh thiếu máu, tổng đài 1800 0016 miễn cước với đội ngũ tư vấn nhiệt huyết luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn.


“Nhiều bà bầu uống thuốc sắt thường gặp các tác dụng phụ như táo bón, nóng trong, đi ngoài phân đen, vì vậy thường có xu hướng sợ uống thuốc sắt, dễ dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Tôi được biết đến 1 loại sắt mới là Iron Polymaltose Complex (viết tắt IPC), đây là loại sắt 3 hữu cơ có khả năng hấp thụ tốt. Dạng sắt này thường ít gây tác dụng không mong muốn hơn so với thuốc sắt thông thường. Hiệu quả của IPC trong điều trị thiếu máu thiếu sắt đã được chứng minh trong cách thử nghiệm lâm sàng”. Chia sẻ của Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa sản II- Bệnh viện phụ sản Trung Ương trên chương trình “Mỗi ngày 1 niềm vui” phát sóng 19/8/2018. 

Hàng ngàn bà bầu Việt đã dùng thuốc sắt Safoli cảm thấy khỏe hơn, không còn mệt mỏi, không bị nóng hay táo bón và hơn hết là KHÔNG CÒN THIẾU MÁU !

Trước đó Phương có dùng vitamin bầu của Anh, nhưng không hiểu sao khi xét nghiệm vẫn bị thiếu máu thiếu sắt. Phương được bác sĩ kê Safoli uống điều trị thiếu máu 2 viên/ngày. Sau 4 tuần sử dụng thì tình trạng thiếu máu của Phương đã hết. Hiện tại Phương vẫn duy trì dùng Safoli đến tận lúc sinh để đề phòng thiếu máu” – Chia sẻ của diễn viên Lan Phương trên facebook cá nhân

Diễm đã thử nhiều loại thuốc sắt nhưng cứ uống vào là bị nóng, nổi mụn. Biết đến thuốc sắt Safoli này, Diễm không còn bị táo bón, nóng trong nữa. Đây là loại thuốc sắt ưng í nhất của Diễm rồi.“- Diễn viên Thúy Diễm trong livestream chia sẻ kinh nghiệm bổ sung sắt trong thai kỳ.

“Cách đây 2 tháng, lúc đó là mình 18 tuần, cứ cuối giờ, tầm khoảng 4h chiều là mình thấy mệt mỏi vô cùng, như người lúc nào cũng thiếu oxy ấy. Đi làm về đến nhà là không muốn động đến việc gì hết. Mình cũng không nghĩ là bị thiếu máu, cứ nghĩ đơn giản là mang bầu thì ai chả mệt như vậy. Nhưng đến khi đi làm xét nghiệm máu mới biết mình bị thiếu máu thiếu sắt.
Sau 2 tuần dùng thuốc sắt cho bà bầu Safoli thì mình không còn cảm giác mệt mỏi nữa, kể cả là cuối buổi chiều. Đi làm về còn đi chợ, rồi nấu ăn cho cả nhà. Sau 4 tuần mình đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ, rất mừng là không còn thiếu máu. Bác sĩ nói “chỉ số đẹp, mọi thứ bình thường”. Mình cũng thở phào nhẹ nhõm, mọi người cũng biết là đi khám thai chỉ mong bác sĩ nói 2 từ “bình thường” là hạnh phúc lắm rồi.” 
 –  Chị Hồng Phương (Hà Nội) mừng rỡ chia sẻ.

 

Lắng nghe diễn viên Thúy Diễm, Lan Phương chia sẻ kinh nghiệm bổ sung sắt trong thời gian mang thai

mua hang Safoli 

  

  Xem ngay Địa chỉ nhà thuốc ở gần bạn nhất có bán Safoli tại đây.

Để được tư vấn thêm và hướng dẫn đặt hàng, vui lòng gọi điện đến tổng đài miễn cước 1800.0016 hoặc nhắn tin cho chúng tôi qua fanpage chính thức của sản phẩm để được hỗ trợ.

 Xem thêm:

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).